1. Bụi Phấn
Đây là một ca khúc vô cùng quen thuộc của thế hệ học trò Việt Nam. Bài hát Bụi Phần là sự kết hợp xuất sắc của nhạc sĩ Vũ Hoàng và nhà thơ Lê Văn Lộc với giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng, vừa thiết tha, bồi hồi gợi cho người nghe nhiều cảm xúc.
Lấy hình ảnh bụi phấn làm chủ đề trung tâm của bài hát, qua đây nhạc sĩ cũng muốn thể hiện sự kính trọng và biết ơn của những thế hệ học trò đối với công ơn dạy dỗ của cô thầy. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy trên những trang sách, dù học trò có lớn khôn từng ngày thì người thầy vẫn ở đó, dưới mái trường xưa, bên bảng đen và phấn trắng dõi theo học trò.
Mỗi khi thầy viết bảng những hạt bụi phấn lại rơi trên tóc thầy, đó là hạt bụi của sự hy sinh, của gian khổ vì học trò. Hạt bụi ấy làm cho tóc thầy dường như bạc hơn và cũng giúp cho những thế hệ học trò ngày một trưởng thành hơn. Ca từ mềm mại, hình ảnh giản dị, giai điệu nhẹ nhàng là tất cả những điều người nghe có thể nhận xét về Bụi Phấn. Dù đã ra đời cách đây hàng thập kỉ nhưng ca khúc vẫn luôn khiến chúng ta bồi hồi da diết mỗi khi nhớ về kỉ niệm với thầy cô và mái trường năm xưa.
* Lời bài hát Bụi Phấn
"Khi Thầy viết bảng
bụi phấn rơi rơi.
Có hạt bụi nào
rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
vương trên tóc Thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em, tóc như bạc thêm
bạc thêm vì bụi phấn
đã cho em bài học hay
Mai sau lớn, nên người
Làm sao, có thể nào quên?
Ngày xưa Thầy dạy dỗ
khi em tuổi còn thơ."
2. Người Thầy
Một bài hát ý nghĩa về thầy cô không thể không kể đến đó chính là bài Người Thầy. Đây là một ca khúc vô cùng sâu lắng về người thầy đáng kính của các thế hệ học trò. Người Thầy là "đứa con đẻ tinh thần" của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy với hình ảnh về người thầy chịu thương chịu khó, không ngại nắng mưa để giúp đỡ và dạy dỗ học trò.
"Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, đã qua bao mùa lá rơi, thầy vẫn đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời", thầy vẫn vững tin trên con đường đưa tri thức đến với đàn em thân yêu. Thầy cũng như người cha thứ hai tận tình chăm sóc học sinh. Có biết bao thế hệ học trò đã thành đạt nhờ công lao dạy dỗ của cô thầy. Có thể nói thầy cô chính là người lái đò cần mẫn, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.
* Lời bài hát Người Thầy
"Người thầy vần lặng lẽ đi về sớm trưa
Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy,
để em đến bên bờ ước mơ
Rồi năm tháng sông dài gió mưa
Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa
...
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Tóc xanh bây giờ đã phai
Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy
Dõi theo bước em trong cuộc đời
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm, làm sao
em đếm hết công ơn người thầy ....
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm, làm sao
em đếm hết công ơn người thầy."
3. Khi Tóc Thầy Bạc Trắng
Tiếp tục là hình ảnh về người thầy với mái đầu bạc trắng, ca khúc Khi Tóc Thầy Bạc Trắng khiến người nghe không khỏi xúc động. Khi tóc thầy bạc thì tóc chúng em vẫn còn xanh. Và khi mái tóc ấy bạc trắng thì chúng em đã khôn lớn, trưởng thành nhờ công lao dạy dỗ của thầy.
"Một con đò sang sông, ôi lòng thầy mênh mông, cho em biết yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng" và chính bài học làm người đầu tiên thầy dạy: "công cha nghĩa mẹ ơn thầy" đã chạm đến trái tim của hàng triệu học sinh trên cả nước.
Người lái đò cần mẫn ấy vẫn ngày ngày hoàn thiện những trang giáo án của mình, vượt nắng thắng mưa dù cho bao vất vả gian lao, tuy nhiên đến khi nhìn lại thì lại thấy vô cùng hạnh phúc và hãnh diện vì sự thành công của các học trò. Đây cũng là động lực để giúp thầy cống hiến nhiều hơn trong sự nghiệp trồng người của mình.
* Lời bài hát Khi Tóc Thầy Bạc Trắng
"Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh
Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi
Thời gian trôi nhanh mau, cầu Kiều thầy đưa qua sông
Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường
Một con đò sang ngang - Ôi lòng thấy mênh mang !
Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao
Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan
Và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng
Bài học làm người em vẫn nhớ ghi
Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy."
4. Bông Hồng Tặng Cô
Cứ mỗi dịp 20 – 11 đến, chúng ta lại thấy xuất hiện những bông hoa tươi thắm được các cô cậu học trò nâng niu. Ngoài những bài hát ý nghĩa thì bó hoa cũng là hình ảnh thể hiện cho sự tri ân của lớp lớp thế hệ học trò. Hơn ai hết, học trò luôn hy vọng các cô sẽ luôn xinh đẹp rạng ngời như chính những bông hoa tươi thắm.
Khi đi học, bất cứ ai cũng muốn mình đạt được thật nhiều điểm tốt, điểm mười, đây cũng chính là món quà ý nghĩa nhất mà thầy cô giáo muốn nhận được. Và ở đây cũng có thể hiểu là bông hoa điểm mười đỏ thắm, thành quả của cả cô và trò sau những biết bao nỗ lực học tập.
* Lời bài hát Bông Hồng Tặng Cô
"Em trồng giàn bông truớc cửa nhà em
Em dành một cây cho cô giáo hiền
Giàn bông lên, đua chen sắc huơng.
Nhưng ngạt ngào thơm là cây bông hồng.
...Cây bông hồng, em trồng tặng cô
Cánh hoa hồng tươi như khoe ngày hội
Mát dịu mùi huơng, như tình thuơng mến
Cô dành cho chúng em.
Cây bông hồng, tấm lòng em đó.
Dâng lên tặng cô, đôi tay mẹ hiền
Đôi tay ân cần dịu êm."
5. Ơn Thầy, Thầy Của Chúng Em
Nếu nhưng ca khúc trước đó viết về hình ảnh của người thầy trên bục giảng thì Ơn Thầy, Thầy Của Chúng Em lại giúp học trò gợi nhớ về người thầy bên trang giáo án. Biết bao công sức và tâm huyết được dồn nén vào từng trang giấy, hi vọng sẽ mang đến cho học sinh của mình bài giảng tốt nhất.
Khi mọi người đã chìm dần vào giấc ngủ, bên ánh đèn khuya hiu hắt thầy vẫn cần mẫn soạn từng con chữ để sáng mai còn kịp giờ lên lớp. Công lao thầm lặng ấy khiến cho bao thế hệ học trò luôn khắc ghi và cũng là động lực giúp học cố gắng mỗi ngày để có thể báo đáp công ơn của cô thầy. Ca khúc đã mang đến một hình ảnh tuyệt vời về người thầy, người cô giáo đầy tâm huyết và tận tâm.
* Lời bài hát Ơn Thầy, Thầy Của Chúng Em
"Đêm khuya thầy chưa ngủ
Trên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn
... Bao khó nhọc dưới đèn
Em nguyện ngày thêm ngoan
Em gắng thêm học chăm
Để đền bao công ơn
Công ơn thầy, thầy ơi."