Trái Đất đang ở trong tình trạng nguy cấp do biến đổi khí hậu

Khiết Anh
Hơn 11.250 nhà khoa học đến từ 153 quốc gia đã đồng ý kí vào một cảnh báo về vấn đề Trái Đất đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp do biến đổi khí hậu gây ra.

Dựa trên phân tích dữ liệu kéo dài 40 năm về sự phát thải khí nhà kính, băng ở hai cực tan nhanh và mực nước ở các đại dương dâng cao, liên minh các nhà khoa học cho biết họ có nghĩa vụ cảnh bảo rõ ràng cho nhân loại về bất kì mối đe dọa thảm khốc nào: “Mặc dù đã có 40 năm đàm phán về khí hậu toàn cầu nhưng với một vài ngoại lệ, chúng ta vẫ chưa thể giải quyết được”.

Ngoài việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, các nhà khoa học cũng đưa ra gợi ý về các bước cần thực hiện để giải quyết biến đổi khí hậu. Nếu bạn cũng có mối quan tâm về vấn đề này thì cần xem xét 3 điều, bao gồm: giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thực hiện chế độ ăn uống có nguồn gốc thực vật và cuối cùng là vấn đề dân số.

Khí nhà kính và nhiệt độ bề mặt Trái đất liên tục tăng

Các nhà nghiên cứu cho biết, để theo dõi chính xác tình trạng khí hậu khẩn cấp thì việc theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của Trái Đất là không đủ. Việc tăng trưởng dân số, đốn hạ cây xanh, tiêu thụ thức ăn từ động vật và thiệt hại kinh tế hàng năm do các sự kiện thờ tiết khắc nghiệt đều là những dấu hiệu đáng lo ngại sâu sắc về mức độ khủng hoảng khí hậu đã leo thang kể từ năm 1979.

Điều đáng lo ngại ở đây là ba loại khí nhà kính (carbon dioxite, metan và oxit nito) tiếp tục tăng cùng với nhiệt độ bề mặt Trái Đất. Đồng thời, hiện tượng băng tan ở Greenland và Nam Cực, nhiệt độ đại dương và nồng độ axit đang tăng lên cũng là vấn đề cần tìm ra phương án giải quyết.

Cách giải quyết hữu hiệu: Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Các nhà khoa học đưa ra một danh sách chiến lược mà mọi người và chính phủ trên khắp thế giới có thể sử dụng ngay lập tức để kiềm chế sự biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trong danh sắc dài dằng dặc đó, có một giải pháp bất cứ ai cũng cần phải “theo đuổi” đó là ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.

Giảm tiêu thụ thực phẩm từ heo, bò, dê và cừu đều có thể cải thiện sức khỏe con người và giảm thiểu đáng kể lượng khí thải nhà kính. Theo số liêu thống kê, công việc trồng trọt và chăn thả, vận chuyển, sản xuất, đóng gói thức ăn tại ra 37% lượng khí thải. Chăn nuôi bò, cừu và gia cầm chiếm một phần lớn trong đó với con số lên tới 18%. Để giải quyết vấn đề, các nhà nghiên cứu đề nghị mọi người ít tiêu thụ thịt đỏ và thay vào đó là sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Cynthia Rosenzweig, đồng tác giả của báo cáo nói rằng: “Nếu gần như cả thế giới ăn đồ thuần chay thì sẽ ngăn được 8 gigatons (16 nghìn tỷ pound) carbon dioxite thải vào khí quyển đến năm 2050”.  Tương tự, một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 cũng đã tính toán rằng nếu mỗi người thay thế toàn bộ thịt trong chế độ ăn của họ thì sẽ tiết kiê được 280 triệu tấn carbon dioxite mỗi năm.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trái Đất đang ở trong tình trạng nguy cấp do biến đổi khí hậu tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Dạy kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh THCS

Mới đây, tại Ninh Bình trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Huyện đoàn Kim Sơn, Phòng GD&ĐT huyện Kim Sơn tổ chức Chuyên đề tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh trường THCS Cồn Thoi.

Thi Robot KC Bot và VEX IQ mở rộng

Ngày 6/4, đã diễn ra Ngày hội STEM huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn năm học 2023 – 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Thắp lửa đam mê”.

Những thanh niên xung phong ở "chảo lửa" Điện Biên

Cách đây 70 năm, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành một thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng ấy có những đóng góp thầm lặng, to lớn của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).