Trải nghiệm Lễ hội địa phương – nét mới tại trường THCS Chiềng Cang

Trần Thị Liễu
Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, các Lễ hội truyền thống rất phong phú và đa dạng. Gắn với mỗi địa phương là những Lễ hội truyền thống riêng biệt mang đậm màu sắc dân tộc, vùng miền.

Thông qua Lễ hội, chúng ta hiểu hơn về giá trị văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân địa phương, thêm trân trọng truyền thống văn hóa và góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.

Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng củaviệc tìm hiểu, tuyên truyền và bảo tồn phát huy được các giá trị của văn hóa nói chung và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng trong các nhà trường, dịp đầu Xuân 2024, trường THCS Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức cho các bạn học sinh tham gia trải nghiệm, tìm hiểu các Lễ hội truyền thống tại địa phương như: Dâng hương đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Chiềng Khương, Đua thuyền tại xã Mường Hung, Cầu mùa tại xã Chiềng Cang.

'
Lễ hội đua thuyền tại xã Mường Hung
'
Các bạn học sinh có dịp tìm hiểu về ý nghĩa và phong tục của Lễ hội Cầu mùa

Đặc biệt, trong Lễ hội Cầu mùa, các bạn được trực tiếp tham gia các hoạt động do xã tổ chức như thắp hương Nhà bia các Anh hùng liệt sĩ, trải nghiệm các trò chơi dân gian, múa Vũ điệu kết đoàn…

'
Nhiều hoạt động truyền thống và trò chơi dân gian được tổ chức tại Lễ hội giúp các bạn học sinh có trải nghiệm thú vị và bổ ích

Nhà giáo Nguyễn Thanh Hoa – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết:“Việc tham gia vào các hoạt động trong lễ hội đem lại cho học sinh những trải nghiệm mới, các em như được tiếp thêm sức sống, gắn kết với nhau hơn. Các hoạt động lễ hội được phục dựng lại, được mô tả lại có tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm của các em, giúp các em được trải nghiệm các tình huống thực tế có thái độ, tình cảm chân thực, đúng đắn hơn. Mặt khác, lễ hội sẽ giúp các em phát triển tốt hơn một số k năng sống, như: Kỹ năng làm việc nhóm, k năng quan sát, tư duy của học sinh”.

Ngoài các trò chơi dân gian của dân tộc Thái, các bạn học sinh nhà trường còn được tìm hiểu các trò chơi của các dân tộc Kinh, Mông, Khơ Mú như đấu vật, thi nấu cơm, ném pao...

'
Các bạn học sinh trường THCS Chiềng Cang tham gia trải nghiệm các hoạt động lễ hội đền Hai Bà Trưng tại xã Chiềng Khương

“Chúng mình được chứng kiến bà con phục dựng các nghi lễ của lễ hội truyền thống, cách thầy mo làm lễ và được tham gia các trò chơi dân gian... Nhờ đó, chúng mình thêm hiểu và tự hào về những nét văn hóa độc đáo trong đời sống của đồng bào dân tộc mình”, bạn Lò Thị Ngọc Ánh hào hứng chia sẻ.

Cô giáo Trần Thị Liễu

(Trường THCS Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trải nghiệm Lễ hội địa phương – nét mới tại trường THCS Chiềng Cang tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!