Trẻ em lên tiếng những vấn đề “nóng”

Chu Hải
Mới đây, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định phối hợp với Tỉnh đoàn vừa tổ chức diễn đàn trẻ em tỉnh Bình Định lần thứ IX, năm 2022 với chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em". Diễn đàn có sự tham gia của 130 trẻ em tiêu biểu đến từ các huyện, thị xã, thành phố và Làng trẻ em SOS Quy Nhơn, đại diện cho hơn 380.000 trẻ em trong toàn tỉnh.

Tham gia diễn, các bạn được nghe phổ biến về mặt trái của internet, cùng những nguy cơ, thủ đoạn dụ dỗ trẻ em thường gặp trên không gian mạng bằng cách đặt ra nhiều tình huống và yêu cầu các bạn xử lý theo hiểu biết của mình. Qua đó, các bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết; cách nhận biết những thủ đoạn lừa đảo để có thể sử dụng internet, mạng xã hội một cách an toàn, phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập, trao đổi thông tin, khám phá thế giới xung quanh.

Trẻ em lên tiếng những vấn đề “nóng” - Ảnh 1Trẻ em Bình Định trình bày những vấn đề các em đang quan tâm.

Có 4 nhóm vấn đề chính được trẻ em lên tiếng, gồm: Vấn nạn bạo lực thể xác và tinh thần; tử vong do đuối nước; những cạm bẫy trên mạng và nguy cơ đối mặt với tai nạn, tệ nạn trong đời sống xã hội; áp lực học tập cùng việc thiếu sân chơi, địa điểm giải trí phù hợp. Đặc biệt, các câu hỏi, những vấn đề “nóng” do các bạn nêu lên được lãnh đạo các sở, ban, ngành trả lời ngay tại Diễn đàn.

Trước khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc phổ cập bơi và trang bị kỹ năng cứu đuối, nhất là trẻ em các huyện miền núi, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hùng cho biết, thời gian qua, Sở đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị xã, thành phố tích cực vận động nguồn lực mở nhiều lớp dạy bơi, xây một số hồ bơi đạt chuẩn. Dù vậy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thừa nhận, để có thể phổ cập bơi cho tất cả trẻ em trong tỉnh, rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội.

Liên quan đến việc người lớn dùng vũ lực đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em để thực hiện các hành vi xâm hại hoặc tình trạng một số trẻ em cha mẹ ly hôn phải sống với dì ghẻ, dượng ghẻ nên bị bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần đang diễn ra ở một số tỉnh, thành trong nước, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nhắc các bạn nhỏ nhớ đến số điện thoại của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để kịp thời gọi báo khi phát hiện những vấn đề liên quan đến trẻ em. Đồng thời, bày tỏ mong muốn, ngoài các bạn nhỏ, những người hàng xóm, người qua đường hãy quan tâm, phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng, giúp “giải thoát” cho những bạn không thể tự cứu mình.

Tại Diễn đàn, 10 thông điệp là những tâm tư, nguyện vọng đã được các em gửi đến lãnh đạo, đại biểu tham dự Diễn đàn: Chấm dứt tình trạng bạo lực trẻ em. Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình; Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình. Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi bạo lực trẻ em. Cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. Dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em để phòng tránh đuối nước. Cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để rèn luyện kỹ năng diễn thuyết, trình bày trước đám đông cho trẻ em. Tổ chức các CLB có nội dung lành mạnh cho trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em được thực hiện quyền tham gia của mình.  dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để mọi trẻ em được phát triển toàn diện. Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và mô tô. Bảo vệ trẻ em trước những tác động tiêu cực của môi trường mạng.

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trẻ em lên tiếng những vấn đề “nóng” tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Sức mạnh của đoàn kết

Báo TNTP&NĐ xin trân trọng giới thiệu bài viết: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT" của bác Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.