Trường học Philippines gặp khó khi dân số tăng cao

Bảo Bối
Tại Trường Trung học quốc gia Batasan Hills, Philippines, từng cm không gian đều được sử dụng tỉ mỉ.

Các lớp học được chia đôi để gia tăng số lớp. Lối đi, hành lang, sân chơi được chia theo từng khối lớp để hạn chế đám đông quá lớn. Ngay cả không gian gầm cầu thang cũng được sử dụng triệt để làm phòng dành cho giáo viên dù nơi đây không có ánh sáng tự nhiên, trần nhà dốc.

Tuy nhiên, ngôi trường này vẫn không đủ đáp ứng cho 18.638 học sinh. Vì vậy, trường phải chia 2 ca. Một số lớp bắt đầu từ 6 giờ sáng trong khi số khác học từ chiều đến 7 giờ 20 phút tối. Thậm chí, nhiều môn phải dạy trực tuyến do thiếu phòng học.

TS Eladio H. Escolano, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Dựa trên dữ liệu 5 năm của chúng tôi, trường đang tăng trung bình 600 học sinh mỗi năm. Chúng tôi phải xoay xở để có thêm phòng học cho năm học mới.

Trường Trung học quốc gia Batasan Hills là một trong những trường lớn nhất tại thủ đô Manila. Tương tự, nhiều trường học Philippines khác cũng đang chật vật xoay xở đủ diện tích cho học sinh trong bối cảnh dân số tăng nhanh chóng.

Trường học Philippines gặp khó khi dân số tăng cao - Ảnh 1Học sinh Trường Trung học quốc gia Batasan Hills phủ kín lối đi trong giờ ra chơi

Chỉ hơn 30% dân số Philippines, tương đương 33,4 triệu người, nằm ở độ tuổi dưới 15. Quốc gia này nằm trong 8 quốc gia được dự báo sẽ chiếm 50% tổng mức tăng dân số toàn cầu vào năm 2050.

Số lượng thanh, thiếu niên tăng nhanh chóng đang gây áp lực rất lớn đối với Philippines nhưng các nhà kinh tế cho rằng nó cũng mang đến nhiều cơ hội. Nhân khẩu học tại Philippines đang thay đổi. Trong nhiều thập kỷ, tỷ lệ sinh đã giảm trong khi dân số trẻ của đất nước sẽ sớm gia nhập lực lượng lao động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho người trẻ gia nhập lực lượng lao động, các nhà trường và ngành Giáo dục Philippines cần đầu tư nhiều hơn cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên. Đặc biệt tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Bà Ruby Bernardo, thư ký Liên minh Giáo viên Philippines, cho biết: Chúng ta không thể mang lại nền giáo dục chất lượng khi giảng dạy trong một môi trường học tập không thoải mái. Một số trường ở thủ đô có sĩ số hơn 80 học sinh, chia 3 ca một ngày, đặc biệt ở các trường THPT thiếu giáo viên và phòng học.

Theo bà Ruby, sự thiếu hụt này đã tồn tại từ lâu nhưng càng trở nên cấp bách hơn sau đại dịch khiến học sinh Philippines phải học trực tuyến, hổng kiến thức. Ngoài ra, một số lượng lớn học sinh chuyển từ trường tư sang trường công gây áp lực lên hệ thống giáo dục công lập.

Em Michael Joel T Talacay, học sinh lớp 9, Trường Trung học quốc gia Batasan Hills, bày tỏ vui mừng khi được đi học lại sau thời gian dài học trực tuyến. Nhưng đến trường từ 5 giờ và vào học lúc 6 giờ sáng khiến em cảm thấy mệt mỏi, chưa kể khối lượng bài vở tương đối lớn.

TS Escolano cho biết, trường đã nộp đơn xin xây dựng thêm các tòa nhà trong khuôn viên hiện nay. Tuy nhiên, việc này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành.

Hiện nay, nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ địa phương và xã hội. Vào giờ đến trường hoặc tan học, các cơ quan an ninh địa phương được huy động để xử lý sự cố, phân luồng giao thông để tránh xảy ra ách tắc. Còn phụ huynh, mạnh thường quân quyên góp thiết bị học tập hoặc tiền tu sửa cơ sở vật chất.

Đặc biệt, giáo viên phải sáng tạo để tận dụng không gian lớp học eo hẹp và đổi mới phương pháp giảng dạy.

“Xã hội đang chung tay với nhà trường. Mỗi cá nhân đều góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ trường học vận hành suôn sẻ”, TS Escolano bày tỏ.

(theo GD&TĐ/TG)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trường học Philippines gặp khó khi dân số tăng cao tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Vị khách đặc biệt của thư viện miễn phí quận Lê Chân

Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 – 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Phòng ngày 5/ 10 vừa qua có sự tham dự của đoàn đại biểu “đặc biệt” đến từ Hà Nội.

Báo Đội giúp cho các bạn học sinh giải trí sau những giờ học căng thẳng

Nhằm giúp các bạn học sinh có thói quen đọc sách báo, ngay từ đầu năm học mới Liên đội trường Tiểu học Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tuyên truyền ý nghĩa phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”. Liên đội đã chú trọng định hướng các em học sinh chọn những tờ báo vừa mang tính chất giải trí lành mạnh vừa giúp ích trong quá trình học tập của các em.

Sở trường và sở đoản

Những môn học nào là sở trường và sở đoản của bạn? Bạn đang làm gì để nâng cao sở trường, hạn chế dần sở đoản? Chúng mình cùng lắng nghe các bạn học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Đông, Hà Nội) “bật mí” nào!

Ngày hội giúp em thêm yêu những trang sách

Các bạn biết không? Từ thời xa xưa, cha ông chúng mình đã rất đề cao vai trò của những cuốn sách, coi sách như gia tài đáng quý nhất. Thành ngữ của dân tộc ta đã có câu: “Để vàng bạc chẳng bằng để sách cho con”. Thấm nhuần được điều đó, ở hầu hết các môi trường giáo dục đều đề cao “văn hóa học”, khuyến khích các bạn học sinh siêng năng đọc sách, tiếp thu tri thức.

Chuyển đổi số qua cuộc thi "Rung chuông vàng"

Khác với những cuộc thi "Rung chuông vàng" thường thấy, khi học sinh dùng bút và bảng để trả lời câu hỏi. Các bạn học sinh trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã có một sân chơi chuyển đổi số khi dùng máy tính bảng chọn đáp án.