Uống trà “say” xây xẩm mặt mày: Người khen trà “xịn”, người chê “rởm” rồi!

Huệ Anh
Say vài ngụm trà đặc tới mức “say” xây xẩm mặt mày, có bạn cho rằng trà xịn phải thế, bạn khác lại nói trà rởm nên mới choáng váng cả người. Vậy sự thật là gì?

Mấy hôm nay, dân tình xôn xao khi một hãng trà nổi đình nổi đám ở Sài Gòn “tiến quân” ra Hà Nội. Hàng trăm bạn trẻ dành từ 45-60 phút chen chân xếp hàng để có thể mua được một cốc trà với mức giá cũng không hề rẻ.

Bỏ qua việc cốc trà đầy vơi ra sao, dịch vụ tốt xấu thế nào, người ta nhảy vào một cuộc tranh luận không có hồi kết về cảm giác “say ngất ngây” khi uống loại trà này. Một phe cho rằng “trà xịn” là phải thế vì nó đậm đặc, phe khác lại nói “trà đểu” pha nhiều tạp chất nên mới bị say. Vậy sự thật là gì?

Từ lâu, khoa học đã có lời giải đáp cho vấn đề này rồi và đáp án có lẽ sẽ khiến nhiều bạn buồn đấy: Chất lượng trà không hoàn toàn phụ thuộc vào độ đậm nhạt, mà còn nhiều yếu tố khác.

Vì sao uống trà lại say?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Caffeine và L-theanine là hai chất tạo ra cảm giác say trà nhưng lại chẳng liên quan đến hương vị, giá trị dinh dưỡng hay nguồn gốc của trà. Chúng có tác động tới dây thần kinh, tạo ra cảm giác hưng phấn và mang đậm đặc trưng của trà châu Á – uống tới đâu, thấm tới đấy.

Trên thực tế, có rất nhiều loại trà cao cấp có lượng “gây say” cực thấp, thường được sử dụng ở bữa trà chiều hay bữa tiệc tối để tránh mất ngủ. Vì thế, vị trà đậm hay nhạt, cảm giác say hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi ngày chứ không hẳn là chất lượng của trà.

Bí quyết phân biệt trà xịn – trà rởm

Tiền chát hậu ngọt

Khi uống trà, bạn sẽ thấy có vị chát nhẹ ở đầu lưỡi rồi mới thấy cái ngọt êm đềm lan ra khắp cổ hoạng. Vị ngọt này thể hiện dinh dưỡng của trà, đặc biệt là chất tanin. Hàm lượng chất này càng nhiều thì trà càng tốt. Vì vậy, với các loại trà tạo vị ngọt ngay từ ban đầu thì rất có thể đã bị pha với cam thảo hoặc mì chính.

Nước trà trong

Trà tốt sẽ không bị pha tạp chất nên màu nước sẽ rất tự nhiên. Nếu màu trà quá giả, xanh đậm hoặc vàng rực thì có thể đã bị nhuộm phẩm màu. Khi uống nếu thấy cảm giác lợn cợn, có cặn đọng ở đáy cốc thì chắc chắn chất lượng sẽ không cao. Trà sạch sẽ cho ra thành phẩm trong veo và thơm mùi trà nguyên chất.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Uống trà “say” xây xẩm mặt mày: Người khen trà “xịn”, người chê “rởm” rồi! tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?