Văn hóa đọc đã trở thành thói quen đối với các bạn học sinh

PV Tổng hợp
“Đọc và làm theo báo Đội” đã giúp các bạn học sinh mở mang, hiểu biết về thế giới xung quanh và giải trí sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời, giúp các bạn nhỏ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử,…biết những kỹ năng sống, rèn thêm kỹ năng đọc hiểu, nghe, nói,…

Thời gian quan phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” đã được trường Tiểu học Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh phát động các liên đội thực hiện tích cực, định hướng các bạn học sinh chọn những ấn phẩm của báo Đội như Nhi đồng, Chăm học, Khám phá, Thiếu niên Tiền Phong vừa mang tính chất giải trí lành mạnh vừa giúp ích trong quá trình học tập của các bạn như: được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các bạn học sinh.

Việc đọc báo Đội cho thấy được ý nghĩa và giúp các bạn củng cố thêm kiến thức qua các bài toán đố vui; học tập và noi theo gương những người tốt, việc tốt, tìm bạn bốn phương; củng cố thêm kỹ năng nói, kỹ năng đọc; viết văn câu từ hoàn chỉnh hơn, nội dung phong phú hơn, linh hoạt sáng tạo hơn; kích thích khả năng ứng xử, rèn luyện tư duy sáng tạo, linh hoạt; tạo ra bầu không khí vui tươi, thoải mái, sinh động khi bước vào buổi học từ đó tiếp thu nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn….

Cô giáo Trần Thị Thu Cúc – Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Du chia sẻ: “Việc tuyên truyền các em học sinh đọc báo Đội là để các em thấy được ý nghĩa, vai trò quan trọng của giáo dục tư tưởng, đạo đức trong học sinh. Thông qua các giờ chào cờ, các buổi sinh hoạt sao, sinh hoạt Chi đội... qua đó các em học sinh thấy được ý nghĩa của việc đọc và làm theo báo Đội. Trên báo Đội có nhiều bài  giáo dục truyền thống lịch sử, tình cảm thầy trò, tình cảm gia đình, quê hương, đất nước...Những "món ăn" tinh thần ấy đã góp phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng kiến thức cũng như tâm hồn của các em học sinh”.

Cô giáo Trần Thị Thu Cúc

(Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh)

Đọc sách cũng là học, học một cách nhẹ nhàng nhưng lý thú, thoải mái và đầy thư giãn; có phải vì thế mà những cô cậu trò nhỏ thấy yêu thích, ham mê và hứng thú đọc không nhỉ. Chỉ biết là vào giờ chơi, giờ sinh hoạt hay bất kỳ thời gian rảnh rỗi nào thì thư viện trường, thư viện xanh, ghế đá sân trường, tủ sách nhân ái, tủ sách dùng chung đều có các cô cậu í ghé thăm. Rồi thì rủ rỉ, rồi thì rúc rích, có đôi khi lại phá lên cười thích thú, thậm chí là tranh cãi hăng hái… Rồi thì những quyển sách trao tay đến sờn gáy, đến cũ bìa,….Chỉ biết rằng phong trào "Đọc và làm theo báo Đội" đã như một thói quen thường nhật khiến những cô cậu trò nhỏ cứ yêu thích đến trường, cứ say mê đọc sách và háo hức chờ đợi đến tiết đọc để được chia sẻ những điều tốt đẹp từ sách, báo mà mình tích luỹ được.

Trong những năm qua, các trường học đã có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú như: sắp xếp thư viện đẹp, trang trí lớp học, tuyên truyền giới thiệu sách vào các buổi trong tuần, quyên góp sách giúp bạn nghèo, xây dựng thư viện thân thiện ….Tất cả những hoạt động đó đã lan tỏa được tình yêu và ham mê đọc sách rộng khắp trong trường, cô và trò nhà trường đã tận dụng mọi thời gian trong ngày để đến với sách báo, sáng tạo trong việc tạo dựng các góc đọc thân thiện vừa tiện dụng vừa phù hợp để sách báo trở thành những người bạn thân thiết, là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường.

Cô giáo Đoàn Thị Thanh Hiếu

(Trường TH Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Nhằm khơi dậy và phát huy niềm đam mê sáng tạo trong lứa tuổi học sinh qua báo Đội. Từ đó tìm kiếm và phát hiện những ý tưởng, sáng kiến và khuyến khích các bạn áp dụng vào đời sống sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí

Trong học tập yêu cầu cốt lõi giúp học sinh hình thành những kỹ năng và phẩm chất người học. Nhờ tìm tòi và học hỏi mà học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của các tri thức được học, từ đó có khả năng vận dụng chúng linh hoạt trong nhiều tình huống cũng như trong phát triển tư duy. Sản phẩm của quá trình đọc, viết và làm theo báo Đội chính là nơi phản ánh rõ nét sự hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Bên cạnh việc hình thành ở các bạn các tri thức, phải tạo hứng thú, niềm vui cho các bạn khi học tập, giáo viên luôn tìm hiểu các phương pháp giáo dục tích cực để giúp các bạn luôn tự chủ và hứng thú với thứ xung quanh. Để làm được việc đó, giáo viên cho học sinh tìm hiểu khám phá qua các bài viết trên báo Đội, một tờ báo hay, ý nghĩa và thiết thực dành cho thiếu nhi, học sinh. Từ đó, giúp các bạn có cái nhìn tổng quát và hình thành được các câu văn sáng tạo và hấp dẫn.

Ngoài ra, những giờ ra chơi, các bạn học sinh đọc báo, tìm hiểu các nội dung giải trí trên báo Đội cũng giúp các bạn lan tỏa những điều lý thú và bổ ích. Các bạn thấy hứng thú, tò mò và kích thích được sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Từ đó, các bạn có niềm đam mê hơn, góp phần làm cho phong trào "Đọc và làm theo báo Đội" được sôi nổi hơn.

Cô giáo Ngô Thị Phương

(Trường TH Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Văn hóa đọc đã trở thành thói quen đối với các bạn học sinh tại chuyên mục Học đường của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Học đường khác

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!