Vì sao lõi Trái Đất vẫn nóng sau 4,5 tỷ năm?

PV
Lõi Trái Đất duy trì nhiệt độ cao nhờ ba nguồn năng lượng chính: nhiệt lượng từ quá trình hình thành hành tinh, sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố như uranium và thorium, cùng ma sát giữa các lớp vật chất bên trong. Những yếu tố này giữ cho lõi Trái Đất luôn ở trạng thái nóng bỏng qua hàng tỷ năm.

Ở trung tâm của Trái Đất, nhiệt độ lên tới 5.200 độ C, gần nóng bằng bề mặt Mặt Trời. Thứ duy trì nhiệt độ địa ngục này là những lực đã tồn tại suốt hàng tỷ năm, theo IFL Science. Lõi Trái Đất được chia thành hai khu vực riêng biệt là lõi ngoài chủ yếu bao gồm sắt và nickel nóng chảy, và lõi trong về cơ bản là một khối cầu rắn lớn cỡ Mặt Trăng, cấu tạo từ hai kim loại.

Dù nhiệt độ bên trong lõi ở mức cực hạn, chúng ta không thể cảm thấy nhiệt lượng ở bề mặt trừ khi thông qua núi lửa và suối địa nhiệt. Lõi ngoài bắt đầu ở độ sâu 2.889 km bên dưới vỏ Trái Đất. Giữa bề lớp vỏ và lõi ngoài có nhiều vật chất, lớp phủ chứa đá hấp thụ và phân tán nhiệt. Trên thực tế, không có cách nào để đo trực tiếp nhiệt lượng. Do không thể đưa thiết bị thăm dò hay người xuống sâu trong lòng đất, các nhà khoa học tính toán nhiệt độ bằng cách nghiên cứu sắt và hợp chất giàu sắt tan chảy như thế nào dưới áp suất cao. Thông qua xác định nhiệt độ tan chảy, họ có thể suy ra nhiệt độ ở lõi.

Một phần nhiệt lượng này là dấu tích từ quá khứ, gắn liền với sự ra đời của hành tinh. Mặt đất sẽ nguội đi nhanh chóng trong khi lõi là khu vực cuối cùng hạ nhiệt. Trái Đất ra đời cách đây khoảng 4,5 tỷ năm khi lực hấp dẫn ngưng tụ khối vật chất từ đám mây khí nóng và hạt bao quanh Mặt Trời non trẻ. Khi khối cầu nóng chảy nguội dần, lớp bên ngoài cứng lại như sáp nến và tạo thành lớp vỏ. Tuy nhiên, lớp phủ vẫn lưu giữ một phần nhiệt lượng và tiếp tục nguội dần.

Một nghiên cứu năm 2011 ước tính nhiệt lượng còn sót lại từ quá trình hình thành hành tinh chiếm gần một nửa nhiệt lượng trong lòng Trái Đất. Phần còn lại đến từ phân rã phóng xạ của uranium-238 và thorium-232 trong lõi hành tinh, chiếm khoảng 54%. Cuối cùng là nhiệt lượng từ quá trình ma sát do chuyển động của các lớp cứng và lỏng dưới áp suất khổng lồ.

Nhiệt lượng trong lòng Trái Đất rất quan trọng đối với bề mặt bởi đây là động lực chính phía sau các mảng kiến tạo, khiến chúng dịch chuyển xung quanh, tạo ra hoặc phá hủy lục địa. Giới nghiên cứu dự đoán lõi Trái Đất sẽ nguội đi và rắn lại 91 tỷ năm sau khi Mặt Trời chết.

(Theo IFL Science)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao lõi Trái Đất vẫn nóng sau 4,5 tỷ năm? tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

Giải mã: Tại sao kim đồng hồ quay từ trái sang phải?

Chúng ta gọi đó là “chiều kim đồng hồ” – một chuyển động quen thuộc, gần như mặc định trong mọi thiết kế tính giờ. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao kim đồng hồ không quay ngược lại? Câu trả lời không nằm ở vật lý, cũng chẳng liên quan đến tâm lý thời gian, mà bắt nguồn từ… cái bóng của Mặt Trời hàng ngàn năm trước.

Nhiệt miệng - "kẻ phá rối" đáng ghét

Các bạn có biết vì sao trong miệng mình lại xuất hiện những nốt loét trắng nhỏ có tên gọi là “nốt nhiệt miệng” khiến bạn đau rát, khó chịu, ăn gì cũng mất ngon không? hãy để bác sĩ vui tính giúp bạn “bái bai” chúng trong vòng một nốt nhạc nhé!

Đi dạo cũng tạo phát minh

Nhiều phát minh đến từ những khoảnh khắc rất tình cờ, trong đó có phát minh băng dính gai của kỹ sư Georges De Mestral (người Thụy Sĩ). chúng mình cùng xem điều tình cờ nào giúp ông phát minh ra món đồ hữu ích này nhé!

Tuyệt chiêu tránh rét của các loài vật

Chúng ta thường thích cuộn tròn trong chăn bông hay xỏ những đôi tất thật dày, bật máy sưởi lên cho bớt rét. Thế còn động vật nơi hoang dã thì sao nhỉ? Không biết chúng dùng “tuyệt chiêu” gì để tránh rét đây? Hãy cùng khám phá nhé!

3 chiêu lừa đảo tinh vi đầu năm mới: Cảnh giác để không sập bẫy

Dịp đầu năm, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý chủ quan của người dùng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng. Trong tuần từ 27/1 đến 2/2, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ghi nhận ba phương thức lừa đảo phổ biến, gồm: giả danh thầy bói giải hạn online, mạo danh nhà mạng để chiếm đoạt tài sản và kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng.

"Mona Lisa" sắp có phòng trưng bày riêng

Tranh "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci sắp được chuyển đến một không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Louvre, với mức vé tham quan riêng, nhằm giảm tình trạng quá tải du khách.