Vì sao Mặt Trời lại to hơn hẳn mỗi lúc bình minh và hoàng hôn?

Minh Hồng
Ai cũng thấy Mặt Trời to và rực rỡ hơn hẳn khi mới mọc và sắp lặn nhưng vì sao thì không phải bạn nào cũng biết!

Mặt trời là ngôi sao sáng và to nhất, cung cấp ánh nắng và nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái đất. Và khoảng cách của Mặt trời so với Trái đất hầu như không thay đổi. Thế nhưng vì sao có lúc ta thấy Mặt trời lại to lúc khác lại nhỏ. Đặc biệt là vào lúc bình minh hay hoàng hôn, Mặt trời thường to hơn so với bình thường.

Vì sao Mặt Trời lại to hơn hẳn mỗi lúc bình minh và hoàng hôn? - Ảnh 2

Điều gì tạo nên sự khác biệt này? Thật ra, Mặt trời vẫn thế, chỉ là đặt trong điều kiện nhất định, mắt ta nhìn mọi thứ dễ sinh ảo giác.

Đơn giản là khi bạn đặt 1 vật vào giữa các vật khác nhỏ hơn, bạn sẽ thấy chúng to hơn bình thường. Ngược lại, nếu đặt giữa các vật khác to hơn, bạn thấy nó nhỏ lại. Đây được cho là hiện tượng ảo giác quang học, hay còn gọi là tác dụng thấu quang.

Khi Mặt trời, Mặt trăng mọc hay sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có 1 góc khoảng không. Gần đó là núi đồi, cây cối, nhà cửa hay vật khác. 

 

Lúc này, mắt chúng ta sẽ có sự so sánh giữa Mặt trời hoặc Mặt trăng với các vật kể trên. Thế nên ta cảm giác như chúng to ra vậy. Nhưng khi Mặt trời, Mặt trăng lên cao trên đỉnh đầu, xung quanh chỉ là bầu trời tĩnh lặng, không có vật gì khác để so sánh, nên ta thấy chúng nhỏ hơn.

Mặt khác, khi Mặt trời, Mặt trăng mới mọc hay sắp lặn, bốn phía đều mờ tối càng khiến ta có cảm giác chúng sáng hơn. Lúc này, mắt ta sẽ thấy chúng to hơn.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Mặt Trời lại to hơn hẳn mỗi lúc bình minh và hoàng hôn? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?