Vì sao vệ tinh có thể lơ lửng trong quỹ đạo mà không rơi ?

Minh Hồng
Hiện nay, có 1100 vệ tinh nhân tạo còn hoạt động trên quỹ đạo và hơn 2600 vệ tinh đã hỏng nhưng vẫn lơ lửng trên quỹ đạo. Các vệ tinh này đều được ‘mặc giáp’ và không dễ dàng để rơi khỏi bầu trời.

Vệ tinh là một loại thiết bị quay quanh Trái Đất để chụp ảnh và thu thập thông tin. Hiện có hàng nghìn vệ tinh đang hoạt động. Tại sao chúng không bị rơi xuống Trái Đất hay bay ra ngoài không gian?

Nếu bạn ném một quả bóng vào không khí, nó sẽ quay trở lại ngay lập tức. Đó là do lực hấp dẫn, thứ giữ chúng ta trên mặt đất. 

Để đưa vệ tinh vào quỹ đạo, trước hết phải cần tên lửa đẩy. Một tên lửa có thể bay 25000 dặm trong 1 giờ. Tốc độ đủ nhanh để vượt qua lực hấp dẫn mạnh mẽ và rời qua bầu khí quyển của Trái Đất.

Khi tên lửa đạt đến độ cao nhất định, nó sẽ tách khỏi vệ tinh. Vệ tinh sau đó sử dụng năng lượng mà nó thu được từ tên lửa để tiếp tục chuyển động. Chuyển động này là động lượng.

Vì sao vệ tinh có thể lơ lửng trong quỹ đạo mà không rơi ? - Ảnh 1

Vậy làm thế nào để giữ vệ tinh ở trong quỹ đạo? Đó là sự cân bằng tinh tế giữa vận tốc (speed) của vệ tinh và sức hút của lực hấp dẫn (gravity).

Về cơ bản, vệ tinh liên tục rơi. Nhưng nếu di chuyển với vận tốc phù hợp, vệ tinh sẽ rơi với cùng tốc độ mà đường cong Trái đất dịch xa khỏi chúng, nghĩa là thay vì văng ra xa ngoài vũ trụ hay lao xuống Trái đất, chúng vẫn bay trên quỹ đạo hành tinh xanh.

Vệ tinh cũng cần được điều chỉnh thường xuyên để hoạt động suôn sẻ. Lực hấp dẫn của Trái Đất mạnh hơn ở một số nơi và vệ tinh cũng có thể bị Mặt trời, Mặt trăng, thậm chí là sao Mộc hút lại.

Vì sao vệ tinh có thể lơ lửng trong quỹ đạo mà không rơi ? - Ảnh 3

Ngoài lực hấp dẫn, vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái đất thấp như kính viễn vọng không gian Hubble cũng có thể lệch khỏi quỹ đạo bởi sức kéo của khí quyển.

Vệ tinh còn phải liên tục di chuyển khéo léo để tránh rác vũ trụ và các vật thể khác trên cao.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao vệ tinh có thể lơ lửng trong quỹ đạo mà không rơi ? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.