Mới đây, trang Knight Frank đã công bố Báo cáo thịnh vượng lần thứ 16 và cho biết giới siêu giàu tại Việt Nam (UNHWI- có tài sản hơn 30 triệu USD, tương đương 685 tỷ đồng) trong năm 2021 vừa qua có sự giảm nhẹ, nhưng tổng thể người giàu lại đang có xu hướng gia tăng, khối tài sản của họ cũng đang sinh lời rất lớn.

Thống kê của trang Knight Frank, số người giàu tại Việt Nam tăng 72.135 người so với năm 2020, giảm 7% . Số người siêu giàu 1.234 người trong cùng kỳ, giảm 1% so với năm trước đó. Có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh và các vấn đề về kinh tế nên số lượng người giàu và siêu giàu của Việt Nam có chiều hướng giảm nhẹ.
Tuy nhiên nhìn rộng ra từ khoảng năm 2016 đến nay số người giàu tại Việt Nam lại tăng 86% còn siêu giàu là 110%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đồng thời cho thấy kinh thế và cuộc sống của người Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, phát triển.

Cũng theo Knight Frank, dự báo số người giàu tại Việt Nam đến năm 2026 sẽ đạt 114.807 người, tăng 59% so với năm 2021. Con số này là 1.551 người và 26% cho giới siêu giàu, ngang ngửa với Hong Kong hay Đài Loan.
Một trong những nhân vật được chú ý sau khi Knight Frank công bố về giới siêu giàu tại Việt Nam đó là ông trùm ngành thép Trần Đình Long. Những số liệu của một số trang thống kê uy tín cho biết, tỷ phú Trần Đình Long sinh năm 1961, chủ tịch tập đoàn Hòa Phát tiếp tục duy trì vững chắc vị trí giàu số 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Long cũng lần đầu tiên lọt top 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản đạt 3,2 ngàn USD.

Có thể thấy, giữa biến động kinh tế chính trị thế giới, một quốc gia hòa bình như Việt Nam lại là môi trường lý tưởng để bứt phá phát triển kinh tế bởi do ít bị ảnh hưởng tranh chấp giữa các nước phương Tây. Đây cũng là một cơ hội tốt để giới siêu giàu Việt Nam tìm kiếm sự bứt phá trong tương lai để góp mặt vào top những người giàu nhất thế giới.
Nguồn: Knight Frannk