Việt Nam đón "siêu trăng" thứ 2 trong năm 2020

Trong lần xuất hiện này, Mặt trăng sẽ đạt kích thước lớn nhất vào lúc 0:48 phút ngày 10/3.

Rạng sáng ngày thứ Ba, 10/3, người yêu thiên văn Việt Nam đã có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng lần thứ 2 của năm nay.

Siêu trăng lần này còn gọi là Trăng Giun.

Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng về gần Trái đất. Khi quan sát từ Trái đất, Mặt trăng lớn hơn và sáng hơn trăng tròn bình thường từ 10-30%. Trong lần xuất hiện này, Mặt trăng sẽ đạt kích thước lớn nhất vào lúc 0:48 phút ngày 10/3.

Theo Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi lần trăng tròn này là Trăng Giun (Full Worm Moon) bởi đây là thời điểm mặt đất trở nên tơi xốp và loài giun đất bắt đầu xuất hiện trở lại.

Lần trăng tròn này còn có tên gọi khác là Trăng Quạ (Full Crow Moon), Trăng Băng Mỏng (Full Crust Moon), Trăng Nhựa Cây (Full Sap Moon) và Trăng Mùa Chay (Lenten Moon).

Đây lần thứ 2 trong 4 lần siêu trăng của năm 2020. Trước đó, ngày 9/2 lần siêu trăng đầu tiên diễn ra. Các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa gọi lần trăng tròn đó là Trăng Tuyết (Full Snow Moon) bởi đây là thời gian tuyết rơi dày nhất trong năm. Lần trăng tròn này còn có tên gọi khác là Trăng Đói (Full Hunger Moon) bởi xảy ra trùng với thời điểm thời tiết khắc nghiệt nhất năm, việc săn bắn, hái lượm trở nên khó khăn.

Siêu trăng lần 3 diễn ra vào ngày 8/4 và siêu trăng cuối cùng của 2020 xuất hiện vào ngày 7/5, còn được gọi là Trăng Hoa do trùng với thời điểm hoa nở nhiều nhất trong năm.

(theo khoahoc.tv)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam đón "siêu trăng" thứ 2 trong năm 2020 tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.