12 quy tắc pama cần dạy để con không bị xâm hại

Nguyễn Như Quỳnh
Trẻ bị lạm dục tình dục sẽ không còn có thể lớn lên bình thường như bạn bè đồng trang lứa. Trẻ phải nhận những tổn thương thể chất, tâm lý, khả năng học tập, hòa nhập gia đình và xã hội.

Những ngày gần đây, liên tiếp các vụ xâm hại tình dục ở trẻ em được đưa ra ánh sáng khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang.

Xâm hại tình dục trẻ em đang là "bóng ma" gieo rắc nỗi sợ hãi lên nhiều mái ấm khi mà mỗi ngày lại có thêm những con "ác quỷ" lạm dụng, quấy rối trẻ em bị phanh phui, bị đưa ra xét xử. Nhưng không ai trong chúng ta trả lời được câu hỏi: Thủ phạm lạm dụng trẻ em phải chịu hình phạt thế nào mới là xứng đáng. Không ai trong chúng ta có thể cảm nhận được hết những tổn thương mà trẻ phải chịu đựng. Không sự trả giá nào là đủ để bù đắp những gì mà trẻ phải trải qua.

Theo cô Ninh Thị Hồng, Nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Lao động TB-XH, Ủy viên thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, xâm hại trẻ em là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Trẻ em là "con mồi" của nhiều kẻ xấu bởi các em còn quá bé, chưa đủ hiểu biết và sức lực để bảo vệ bản thân. Những vụ án hết sức đau lòng buộc những người làm cha làm mẹ không nên có một phút giây lơ là nào trong quá trình nuôi con trưởng thành.

Chính vì vậy, điều cần thiết là pama phải luôn để ý và nhạy cảm với những thay đổi hành vi, cảm xúc hàng ngày ở con mình. Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.

Pama hãy luôn chú ý những quy tắc "bất thành văn" để giúp con trẻ tránh bị xâm hại tình dục. 

1. Cảnh báo con gái không được ngồi vào lòng ai, kể cả người thân hay chú bác

2. Không bao giờ cho phép bất cứ người lớn nào đùa cợt, gọi những đứa trẻ là "vợ, bà xã" hay "chồng, ông xã".

3. Không ép con cái đến thăm hay gặp gỡ người lớn nào mà con cảm thấy không thoải mái khi ở cùng hoặc pama cần nhận thấy con bỗng dưng quá mến yêu một người lớn đặc biệt nào đấy.

4. Bất cứ khi nào trẻ ra ngoài đi chơi với bạn bè, pama hãy nắm rõ trẻ đang chơi gì.

5. Nếu một đứa trẻ đang hoạt bát vui vẻ bỗng trở nên dè dặt, khép kín thì pama cần tìm hiểu rõ lí do vì sao.

6. Xem trước nội dung của một quyển sách, một bộ phim trước khi đưa cho trẻ là việc vô cùng cần thiết.

7. Khi trẻ được 3 tuổi, hãy dạy con biết cách tự vệ sinh "vùng kín", và cảnh báo không cho phép ai chạm vào những vùng đó kể cả người thân, họ hàng, hàng xóm...

8. Khi trẻ phàn nàn về một ai đó, pama đừng thờ ơ. Hãy cho trẻ thấy, bố mẹ luôn bảo vệ trẻ bất cứ lúc nào. Trẻ cũng nên chia sẻ cho pama biết và tránh xa những người mà các bé không thích hay có những hành vi đụng chạm nhé.

9. Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của bố mẹ.

10. Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.

11. Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, pama nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Pama có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. Bởi vì, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn.

Ngoài ra, nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

12. Luôn nhắc nhở trẻ không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.

Dương Bích Thúy

 

Thầy cô, Phụ huynh và các bạn học sinh có thể gọi điện hoặc gửi những chia sẻ, câu chuyện, tâm tư “không dám ngỏ cùng ai” đến đường dây nóng báo Thiếu niên Tiền Phong.

Với tiêu chí luôn đồng hành và bảo vệ thiếu nhi, Báo TNTP cam kết sẽ hỗ trợ kết nối pháp lý tới các Luật sư, chuyên gia, là cầu nối để kịp thời lên tiếng ngăn chặn vấn nạn trẻ em bị xâm hại, góp phần hạn chế những tổn thương cho trẻ.

Số điện thoại đường dây nóng: 0967.050.222

Email: banbientap@thieunien.vn

  

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 12 quy tắc pama cần dạy để con không bị xâm hại tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước"

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP. Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.

Bí thư T.Ư Đoàn thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hàn Quốc, đoàn đại biểu Trung ương Đoàn do anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam – dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc.