1. Rối loạn tâm lý
Tuổi teen thường dễ bị tác động bởi chuyện học hành, bài vở, nhất là khi bước vào mùa thi.
Các biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh rối loạn tâm lý là biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút… Nặng hơn, một số trường hợp còn có cả các biểu hiện như nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác…, thậm chí còn có ý định tự tử nữa đấy!
Áp lực đến từ nhiều phía khiến cho sức khỏe của chúng mình bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, lo âu, rối loạn tâm lý… Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng dễ khiến chúng ta mắc bệnh hơn.
2. Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một căn bệnh tâm lý xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại.
Biểu hiện dễ nhận ra nhất của rối loạn cảm xúc là chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên.
Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do những biến đổi ở tuổi dậy thì sẽ khiến chúng mình nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các áp lực trong học tập, làm việc…
Các bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia tâm lý để điều chỉnh kịp thời và tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhé
3. Rối loạn hành vi
Ở tuổi dậy thì, những định hình về xã hội xung quanh của teen chưa thể toàn diện như người trưởng thành.
Các bạn ấy có thể bị tác động chỉ từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm không tốt và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…
Khi mắc phải căn bệnh này, teen thường có hành vi xâm phạm sớm và rất khó thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp.
Việc điều trị căn bệnh này đòi hỏi phải có sự phối hợp khắt khe từ bản thân bạn ý và những người xung quanh. Do đó, cách tốt nhất là chúng mình hãy phòng tránh ngay từ đầu nhé!
Phòng chống các biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì
1. Dành cho pama
Các triệu chứng bệnh tâm lý tuổi dậy thì không thể tự tốt hơn, thậm chí còn tồi tệ hoặc dẫn đến các vấn đề khác nếu không được điều trị.
Bởi vậy, pama hãy bày tỏ sự quan tâm và mong muốn hiểu cảm xúc của teen.
Hãy lắng nghe mà không phán xét, thử đặt mình vào vị trí của teen. Hãy hỏi con vì sao cảm thấy mọi thứ đang tuyệt vọng, cảm giác mất mát hay thất bại. Giúp đỡ xây dựng lòng tự trọng bằng cách công nhận và khen ngợi những thành công nhỏ của các bạn ấy.
- Kết nối cho teen những quan hệ tích cực, điều này giúp tăng sự tự tin và kết nối với người khác. Khuyến khích tránh các mối quan hệ với những người có thái độ hoặc hành vi có thể làm trầm cảm nặng hơn.
- Nhắc nhở teen có thể nhờ pama hỗ trợ khi cuộc sống dường như quá sức. Khuyến khích con nói chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc người lớn đáng tin cậy khác bất cứ khi nào cần thiết.
- Khuyến khích các teen phải cẩn thận lựa chọn mục tiêu hợp lý để không bị thất vọng hay bỏ cuộc khi gặp thất bại.
- Trợ giúp các ban ý lên kế hoạch hoạt động của mình bằng cách làm danh sách hoặc sử dụng một kế hoạch tổ chức.
2. Dành cho teen:
- Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, các bạn nên tâm sự với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để tìm sự giúp đỡ.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe…
- Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, các bạn hãy tới gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời nhé!
Đăng Kiên