3 điều pama phải nhớ khi cho con đi bơi mùa hè

ctv03
Bơi lội, nghịch dưới nước mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Bơi lội, nghịch dưới nước mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Cho con ăn quá nhiều  

Nhiều gia đình cố nhồi con ăn trước khi xuống bể, thậm chí, trong lúc đã ở bể bơi miệng vẫn tiếp tục nhai đồ ăn. Ăn quá no khi bơi sẽ làm trẻ có cảm giác tức bụng, khó chịu thậm chí trẻ còn có nguy cơ dễ bị ngạt nếu vừa nhai kẹo cao su vừa bơi.  

Cũng không nên để bụng quá đói, trẻ dễ mệt, choáng khi bơi. Tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi xuống bể khoảng 45-60 phút.  

Ngoài ra, nên cho trẻ uống đủ nước,  có thể mang theo nước chanh muối.   

Không mang đầy đủ đồ bơi  

Quần áo bơi, mũ bơi, kính, nút tai... là những đồ cơ bản cần chuẩn bị cho trẻ khi đi bơi để các bé tự tin xuống bể mà không lo sợ nước vào mắt, tai. Ngoài ra, cần mang khăn tắm, bộ quần áo dự phòng để thay cho trẻ nếu đồ mặc trước khi đi bơi bị ướt.  

Không cảnh báo trẻ về những tình huống có thể gây nguy hiểm  

Bơi lội, nghịch dưới nước mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ. Vì vậy, bố mẹ cần nhắc nhở và giám sát để trẻ:  

 - Không đi bơi ở ngoài trời khi giông, bão, quá nắng.  

- Không đi bơi ở sông, suối, hồ vắng, không có người trông coi.  

- Không chạy nhảy ở bể bơi, đề phòng ngã.  

- Không nhảy từ trên cao xuống, tránh gây thương vong cho chính mình và cho người khác.  

- Không ra chỗ nước sâu nếu chưa biết bơi hoặc đã biết bơi nhưng không có người lớn giám sát.  

- Tuân thủ nội quy bể bơi, giữ vệ sinh chung.  

Không chú ý cho trẻ khởi động trước khi xuống bể  

Môi trường trên cạn và dưới nước không giống nhau nên cơ thể cần có thời gian thích nghi với sự thay đổi của môi trường cũng như nhiệt độ dưới nước. Nên nhắc trẻ thực hiện một số động tác khởi động chân tay, làm ấm cơ thể trước khi xuống nước, dù là ra bể bơi hay đi biển, để tránh bị chuột rút.  

Cũng cần cho con tắm tráng kỹ trước khi xuống hồ bơi hay ra biển. Việc tắm tráng này giúp trẻ sạch mồ hôi, đồng thời làm quen với nước trước khi ra bơi.  

Để trẻ ngâm nước quá lâu  

Khi xuống nước bơi hay vui đùa, trẻ thường thích thú và không muốn lên bờ. Dù vậy, người lớn cần để ý không cho con ngâm nước quá lâu khiến cơ thể đuối sức, dễ bị cảm, chuột rút, rất nguy hiểm.  

Nếu bạn quan sát thấy con da nhăn, môi tái, người lạnh, run... thì phải lập tức cho bé lên bờ, tắm tráng kỹ để sạch hết các hóa chất có trong bể bơi, lau khô người rồi mặc quần áo. Sau khi bơi, cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, lau tai, tránh nơi gió lùa.  

 

Theo: emdep.vn

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 3 điều pama phải nhớ khi cho con đi bơi mùa hè tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.