Về nhà ở, thiệt hại hoàn toàn (trên 70%) là 225 nhà; thiệt hại rất nặng (từ 50% -70%): 03 nhà; thiệt hại một phần (dưới 30%): 249 nhà. Ngoài ra còn có 42.812 nhà bị ngập.

Sản xuất nông nghiệp cũng bị thiệt hại nặng với 6.714 ha lúa bị ngập, trong đó thiệt hại nặng nhất là tỉnh Phú Yên: 1.676 ha. Bên cạnh đó còn có 6.609 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 6.305 con gia súc, 44.239 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Nhiều tuyến đường trong khu vực bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính 590,538 tỷ đồng.

Mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và của cho người dân miền Trung- Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

 

Cũng theo Chi cục phòng chống thiên tai miền Trung– Tây Nguyên, tính đến 6h sáng 7/11, tỉnh Bình Định không còn ngập lụt trên địa bàn. Tuy nhiên tuyến đường Vĩnh Kim- Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) bị sạt lở, hiện vẫn còn bị chia cắt giao thông; huyện Hoài Ân bị chia cắt giao thông ở các tuyến đường liên xã do cầu bị hư hỏng.

Tại tỉnh Phú Yên, mực nước các sông đang giảm chậm và duy trì ở mức cao, đến 17 giờ ngày 06/11 còn khoảng 800 nhà của 19 thôn/06 xã bị ngập nước (3 xã thuộc huyện Tuy An  và 3 xã thuộc huyện Tây Hòa). Tình hình giao thông trên địa bàn cơ bản đã thông suốt.

Ở Khánh Hòa, tuyến đường đèo Khánh Lê từ Nha Trang đi Đà Lạt bị sạt lở khoảng 30.000m3 đất, đá tại 04 điểm (Km39, Km43, Km46, Km60), hiện chưa thông tuyến. Mực nước lũ trên các sông tỉnh Đăk Lăk đang xuống, tình trạng ngập lụt giảm dần; riêng sông Krông Ana tại Giang Sơn vẫn còn trên báo động 3 nên khu vực hạ lưu vẫn còn bị ngập. 

Công tác hỗ trợ nhân dân miền Trug khắc phục hậu quả vẫn đang diễn ra

Theo infonet.vn