5 phong tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc Việt Nam

Phạm Quang Trường
Nhiều dân tộc Việt Nam có những phong tục đón Tết lạ lùng, khiến những người biết đến lần đầu không khỏi bất ngờ.

Tập tục lâu đời của người Lô Lô có tên gọi “khù mi” (nghĩa là"ăn cắp chơi, ăn cắp lấy may"). Người dân tộc Lô Lô quan niệm rằng vào thời khắc bước sang năm mới, nếu mang được về nhà chút gì thì cả gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Chính vì vậy, tối 30 Tết hằng năm, họ thường cầu may bằng cách... lấy trộm đồ.

Tuy nhiên, người Lô Lô không lấy những vật có giá trị hay số lượng nhiều mà thường trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Điều thú vị nhất là khi đi lấy trộm, họ không rủ nhau mà đi lặng lẽ để chủ nhà không bắt được. Nếu lấy chưa đủ 12 thứ mà bị phát hiện thì phải bỏ chạy và năm sau, tháng ứng với những con số đó phải kiêng không được làm những công việc lớn để tránh rủi ro.

 

Tập tục vỗ mông đã gắn liền với ngày xuân của người H’mông đã từ lâu đời. Đây là một nét văn hóa độc đáo và cũng là lời tỏ tình có một không hai của người H’mông.

Thông thường, cứ vào dịp Tết, những cô gái chàng trai người H’mông thường hay tụ tập dưới chân núi để vui xuân. Nếu người con trai thích người con gái nào đó sẽ “vỗ mông” cô gái và hai người tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng.

Tục gọi hồn là nét đặc trưng của người dân tộc Thái vào những ngày Tết âm lịch. Cứ khoảng vào tối 29 hoặc 30, mỗi nhà sẽ làm thịt 2 con gà, một con dùng để cúng tổ tiên, con còn lại họ dùng để gọi hồn những người trong nhà.

Người Thái quan niệm, gọi hồn các thành viên trong gia đình để trừ tà ma.

 

Người Pu Péo có tục đón giọng gà hay cướp giọng gà để cầu mong may mắn cho năm mới. Khi đến thời khắc Giao thừa, người Pu Péo phải canh chừng mấy chú gà trống. Khi gà vỗ cánh, chuẩn bị gáy, họ đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Ảnh: Thegioidisan.

Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy. Người Pu Péo quan niệm: tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, thành đạt, hạnh phúc.

Trước Tết Nguyên Đán khoảng 2 ngày, người Cao Lan sẽ mang giấy đỏ để để dán ở khắp nơi, từ cửa ra vào, cổng nhà, bàn thờ tổ tiên cho đến chuồng trâu, chuồng gà… Khi đó, mỗi căn nhà của người Cao Lan đều được nhuộm đỏ rực rỡ.

Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành. Họ sẽ dán giấy đỏ ở những nơi quan trọng với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều may mắn.

TP (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 phong tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc Việt Nam tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?