Điều này vô tình vi phạm vào quyền trẻ em, và các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm đi tính nhân văn của hoạt động giáo dục cho trẻ em. Một số quy định đã được pháp luật quốc tế và luật Việt Nam quy định, tuy vậy do chưa có tình huống kiện tụng, xử phạt vi phạm nào nên không thật sự nhiều người lưu tâm.
Bên cạnh đó, nếu thực hiện đúng, thì nhiều khi không cần quá cầu kì tìm hiểu nhiều ý tưởng truyền thông khác lạ, mà hãy làm đúng, và truyền đi thông tin rằng các bạn đã và đang thực hiện tốt các Quyền trẻ em & trách nhiệm xã hội của mình, thì cũng sẽ góp phần tích cực xây dựng hình ảnh tích cực về đơn vị mình trong mắt phụ huynh và cộng đồng.
Chuyên gia về Quyền Trẻ em, cô Phí Thị Mai Chi (hiện đang công tác tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chia sẻ thông tin này tới các phụ huynh để có cơ sở lựa chọn những dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh có trách nhiệm và an toàn cho trẻ em.
1. Thiếu giấy ủy quyền giữa cha mẹ và bên cung cấp dịch vụ
Về nguyên tắc, cha mẹ là người bảo trợ hợp pháp của con, khi cha mẹ giao trẻ, bên cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm tương tự như cha mẹ bao gồm toàn bộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.... của trẻ. Vì vậy giấy ủy quyền là yêu cầu tối thiểu với các dịch vụ trẻ em tham gia cả ngày hoặc qua đêm khi không có cha mẹ đi cùng.
2. Không thu thập đủ các thông tin cá nhân của trẻ
Các thông tin bao gồm:
- Thông tin cá nhân cơ bản như tình trạng sức khỏe, bệnh tật, nhóm máu, dị ứng thức ăn.
- Thông tin liên lạc, số điện thoại gồm cả cố định, nên tốt nhất là 2 người trong gia đình
Việc này cũng vô cùng quan trọng vì có việc đột xuất xảy ra, đơn vị cung cấp dịch vụ có khả năng liên lạc ngay được với gia đình, hoặc sử dụng các thông tin cá nhân của trẻ để có chế độ chăm sóc phù hợp hoặc kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh.
3. Các điều kiện đảm bảo an toàn trong thời gian trẻ tham gia học tập, đặc biệt các khóa học kỹ năng qua trải nghiệm thực tế
- Điều kiện nơi ăn, trốn ở: điều kiện sinh hoạt cần thông báo cho trẻ khi đưa trẻ đến những nơi khác biệt so với nơi trẻ sinh sống. Đặc biệt là nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng. Cần thông báo cho trẻ các nội quy an toàn, thông tin ứng xử phù hợp, cách tự bảo vệ mình trước các nguy cơ như quấy rối tình dục có thể xảy ra.
- Điều kiện đảm bảo an toàn: Nếu là khóa học trải nghiệm cuộc sống ở nơi hoang dã, thiên nhiên gần với núi, sông, biển, nơi sản xuất, chế biến...., cần có các trang thiết bị bảo hộ kèm theo, nếu không yêu cầu cha mẹ hướng dẫn trẻ chuẩn bị như giầy tất, quần áo phù hợp, kem chống muỗi, túi thuốc sơ cứu thương....
- Mua bảo hiểm cho trẻ
4. Công khai thông tin cá nhân của trẻ tại nơi công cộng
- Việc công bố điểm trúng tuyển, điểm thi công khai của toàn bộ thí sinh trên bảng thông báo, email của tổ chức là một việc làm vi phạm quyền trẻ em.
- Mỗi trẻ cần có một phiếu thông tin riêng về kết quả học tập gửi tới từng cha mẹ
5. Không xin phép khi sử dung thông tin cá nhân của trẻ
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ cần xin phép cha mẹ và trẻ trên 7 tuổi khi sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ tại các sự kiện trong hoạt động truyền thông, đưa tin, đảm bảo các thông tin cá nhân không được phát tán, chia sẻ cho bên thứ ba
- Chụp ảnh cho trẻ em trong sự kiện không thông báo, xin phép phụ huynh và trẻ trên 7 tuổi
6. Xâm phạm bí mật riêng tư của trẻ về thông tin và hình ảnh thân thể
- Khi phỏng vấn, viết bài làm marketing cần tuân thủ nguyên tắc xin phép như trên đồng thời đảm bảo nguyên tắc che mặt, che thông tin cá nhân, những bộ phận riêng tư trên cơ thể khi phản ánh vấn đề liên quan đến đánh giá đạo đức, nhân cách như thành tích học tập kém, đánh nhau, chơi game…. Đặc biệt đối với các vụ xâm hại, bạo lực trẻ em. Việc cung cấp thông tin cá nhân có thể khiến trẻ tiếp tục bị áp lực tâm lý, bị “xâm hại kép”.
7. Vô tình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ
- Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2O16 quy định những hành vi nghiêm cấm, trong đó “Nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em”.
8. Lợi dụng hình ảnh trẻ em để làm truyền thông
- Các chương trình trải nghiệm/gameshow truyền hình, quảng cáo doanh nghiệp phải tôn trọng tuyệt đối quyền riêng tư/thông tin cá nhân của trẻ em, tôn trọng sự thật. Khi sử dụng hình ảnh trẻ em, phải được sự đồng ý của chính trẻ trên 7 tuổi và người bảo trợ hợp pháp. Khuyến nghị không lạm dụng thời gian quá 4 tiếng trong ngày, ảnh hưởng đến đời sống và học tập của trẻ
Thảo luận: Những lưu ý nào khi sử dụng hình ảnh trẻ em trong truyền thông/marketing mà không vi phạm đạo đức, luật pháp?
9. Thiếu cảnh báo thông tin để bảo vệ trẻ em
- Thông tin về sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với trẻ em không? ở độ tuổi nào?
- Có cơ chế kiểm soát để trẻ em không tiếp cận với thông tin, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp
- Có thông tin hỗ trợ khẩn cấp không?
- Có đội ngũ nhân viên y tế, cứu hộ, hỗ trợ không?
Chuyên gia về Quyền trẻ em: Phí Thị Mai Chi