Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?

Minh Hồng
Ngại ăn miếng cuối cùng, vặn nhỏ loa tại nơi công cộng,… và hàng loạt hành động con người chúng ta vẫn làm trong vô thức mà không thể nhận ra.

Não bộ vô cùng bí ẩn và kỳ thú. Vì vậy, đôi khi có những hành động mà những tưởng ta làm hàng ngày trong vô thức nhưng hóa ra lại được chi phối bởi quy luật tâm lý tự nhiên của con người.

Dưới đây là một số ví dụ:

1. Không muốn ăn miếng cuối cùng trong khi ăn tập thể

Chắc ai cũng từng đồng cảm, dù rất thèm miếng pizza cuối cùng trong tiệc liên hoan, nhưng bạn lại ngại, không dám xử lý nốt miếng “liêm sỉ” ấy.

2 nhà khoa học Daniel A. Effron và Dale T. Miller đến từ ĐH Stanford chỉ ra, mọi người trong 1 tập thể thường không ăn miếng bánh, chiếc kẹo... cuối cùng bởi họ cảm thấy điều này không đúng lắm. Giới chuyên gia gọi hiện tượng này là sự khuếch tán quyền lợi, cảm thấy mình không nên thưởng thức miếng bánh cuối cùng.

Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?  - Ảnh 1

2. Bạn thường không mua món đồ đắt nhất hay rẻ nhất

Khi đứng trước ba sản phẩm: đắt nhất, rẻ nhất và trung bình, phải đến 99% người có xu hướng chọn món đồ có giá trung bình.

Theo tâm lý người dùng, giá quá cao hay quá thấp cũng khiến cho người mua đắn đo và đặt câu hỏi về chất lượng sản phẩm. Vì thế, các nhà marketing để bán được 1 sản phẩm sẽ cố tình đặt nó cạnh sản phẩm đắt hơn và rẻ hơn. Và nhiều người sẽ chẳng chần chừ mà chọn lấy món đồ giá tầm trung này luôn và ngay.

Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?  - Ảnh 2

3. Giữ cửa cho người khác

Đây là một hành động lịch sự mà chúng ta được học từ nhỏ. Nhưng ngoài phép lịch sự, điều này còn ý nghĩa nào khác?

Theo nhà khoa học Joseph Santamaria và David Rosenbaum, ta thường giữ cửa để tiết kiệm năng lượng tập thể, tức là giúp người đi sau không cần phí năng lượng để giữ cửa nữa. 

Ngược lại khi có ai khác giữ cửa cho bạn thì bạn cũng không cần mất năng lượng làm việc này. Ở 1 khía cạnh khác, điều này phản ánh "quy tắc vàng về đạo đức" - đó là đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ cư xử với bạn.

Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?  - Ảnh 6

4. Con trai thường ngại hỏi đường

Một cuộc khảo sát được tiến hành đã cho ra kết quả này. Theo đó, chỉ có 6% nam giới sẽ hỏi đường người lạ nếu bị lạc. Và trung bình 1 nam giới sẽ chấp nhận đi thêm 1.448km trong vòng 50 năm chỉ vì ngại hỏi đường.

Chuyên gia tâm lý Mark Goulston đã cố gắng lý giải cho việc này. Ông cho rằng, nam giới ngại hỏi đường dù biết mình đi nhầm chỉ vì họ không muốn tỏ ra yếu đuối, sợ bị tổn thương hay bẽ mặt mà thôi.

Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?  - Ảnh 3

5. Các bạn nam thường không sử dụng bồn tiểu cạnh nhau

Ngay cả khi trông sạch sẽ thì nhà vệ sinh công cộng vẫn đem lại chút gì đó gợn gợn với tất cả mọi người. Bởi chúng ta luôn đề cao không gian cá nhân, tính riêng tư, nói chi đến cái chốn riêng tư, tế nhị đến vậy.

Và với các bạn nam, họ dường như có 1 quy tắc ngầm đó là trừ khi không còn lựa chọn khác, chứ có "chết" cũng không dùnng bồn tiểu cạnh nhau. 

Dễ hiểu thôi mà, bởi đa số mọi người đều không muốn đi vệ sinh dưới ánh mắt của người khác. Đó là lý do vì sao các bạn nam thích sử dụng bồn tiểu cầu cách xa nhau.

Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?  - Ảnh 4

6. Vặn nhỏ âm lượng hoặc tắt loa khi lái xe tới nơi xa lạ

Hầu hết mọi người khi lái xe đến nơi xa lạ, thường có xu hướng vặn nhỏ âm lượng radio, hoặc tắt hoàn toàn, ngừng nói chuyện với người trong xe để tập trung lái xe.

Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy?  - Ảnh 5

Chuyên gia khoa Tâm lý và khoa học não bộ tại Đại học Johns Hopkins - tiến sĩ Steven Yantis chứng minh rằng, nếu chúng tập trung vào âm thanh thì chúng ta sẽ bị giảm tập trung vào thông tin hình ảnh.

Do đó, ta thường vặn nhỏ âm lượng nhạc, radio để tập trung lái xe, không bỏ lỡ thông tin mà mình cần, tránh lạc đường.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ai cũng ngại ăn miếng “liêm sỉ” trong buổi liên hoan, vì sao lại vậy? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.