Bác sĩ cảnh báo về tình trạng tật khúc xạ ở trẻ dưới 18

Nguyễn Như Quỳnh
Hiện nay tật khúc xạ (TKX), trong đó có cận thị ngày càng gia tăng, đặc biệt là trẻ em. Có nhiều cách hỗ trợ thị lực tạm thời như đeo kính gọng, áp tròng, song để điều trị dứt điểm thì phẫu thuật là giải pháp tối ưu.

Cứ 10 học sinh thì có tới 6 -7 bạn mắc tật khúc xạ

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là Quốc gia có tỷ lệ mắc TKX cao, chủ yếu là ở trẻ em. Nghiên cứu các bệnh về mắt ở trẻ nhỏ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cho thấy, tỷ lệ mắc TKX ở học sinh là 30 - 40%, trong đó, chiếm đa số là cận thị. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ cũng gia tăng theo độ tuổi, cấp 1 là 20%, cấp 2 là 46% và cấp 3 là gần 50%.

Ths. BS Phạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết: “Số liệu nghiên cứu mới nhất này cao hơn 10% số liệu cách đây 5 năm do chính các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND thu thập được trong quá trình khám sàng lọc cho trẻ tại các trường học trên địa bàn TP Hà Nội.

Ths. BS Hằng cũng nhấn mạnh: “Tại thành phố, cá biệt ở một số trường chuyên, lớp chọn hoặc các lớp cuối cấp, số học sinh bị TKX thậm chí chiếm đến 60%-70%, tỉ lệ cứ 10 bạn học sinh thì có tới 6 đến 7 bạn phải đeo kính. Nếu so sánh, trẻ em ở khu vực thành thị trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi có tỷ lệ mắc TKX từ 25% đến 40%, tại khu vực nông thôn tỷ lệ này là từ 10% đến 15%. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có TKX cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao”.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, cận thị ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có bất đồng khúc xạ lớn (trên 3 Diop) nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhược thị. Nhược thị là tình trạng suy giảm chức năng thị giác ở một hoặc cả hai mắt. Mắt được gọi là nhược thị khi thị lực dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối đa. Nếu không được điều trị khỏi tật nhược thị trước 10 tuổi, thị lực của trẻ có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn về sau này.

 

Tật khúc xạ ngày càng gia tăng, nhất là trẻ trong độ tuổi đến trường. Ảnh minh họa.

Theo thống kê, có 6% trên tổng số trẻ mẫu giáo bị nhược thị hoặc có các biểu hiện sớm của nhược thị. Chỉ khi tiến hành khám và thực hiện các xét nghiệm bài bản trên hệ thống máy móc hiện đại, các bác sĩ nhãn khoa mới xác định được chính xác tình trạng nhược thị ở trẻ. Chính vì vậy, không nên đợi đến khi trẻ kêu không nhìn rõ thì mới đưa trẻ đi khám. Pama nên đưa các bạn ấy đi khám nhược thị ít nhất một lần khi lên 5 tuổi để tránh các rủi ro không đáng có về sau này.

Lựa chọn phương pháp điều trị TKX dứt điểm sau 18 tuổi

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, trẻ em dưới 18 tuổi thường có TKX chưa ổn định và không nên phẫu thuật để điều trị cận thị trong thời gian này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể tiến hành phẫu thuật nếu mọi thông số mắt ổn định và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Ví dụ: bệnh nhân bị lệch khúc xạ trên 3 Diop, không đeo được kính và có nguy cơ bị nhược thị.

Đối với teen dưới 18 tuổi, thay vì lựa chọn phẫu thuật, pama cần đưa bạn ý đi khám 6 tháng/lần để đảm bảo đeo kính đúng số. Đối với những bạn cận thị cao (trên 6 Diop), cần đi kiểm tra mắt 3 tháng/lần để kiểm soát độ cận, tránh nhược thị và các biến chứng khác ở mắt do cận thị cao gây ra.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh - Trưởng khoa phẫu thuật Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh, Trưởng khoa phẫu thuật, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết, y khoa ngày nay có nhiều cách giúp đôi mắt sáng khỏe trở lại mà không cần sử dụng kính. Khởi điểm là phẫu thuật cơ học - rạch giác mạc hình nan hoa năm 1978. Sau đó đến kỹ thuật Lasik dùng dao vi phẫu tự động năm 1990 và Epi-Lasik, Lasek… cho giác mạc mỏng. Mới đây nhất là các phương pháp Femto-Lasik, SmartSurface, ReLex Smile... với nhiều cải tiến. Trong đó, kỹ thuật Laser Femtosecond ra đời với phương pháp ReLex Smile được đánh giá cao về hiệu quả điều trị tật khúc xạ.

Để được tư vấn thêm về cận thị cũng như các bệnh - tật khác ở mắt, các bạn và phụ huynh có thể liên hệ:

BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ - DND

128 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: http://matquocte.vn/

Email: info@matquocte.vn

Facebook: facebook.com/VienMatQuocTe/

Hotline: 0969 128 128 - 1900 6966

Tố Như

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bác sĩ cảnh báo về tình trạng tật khúc xạ ở trẻ dưới 18 tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.