Ký ức tuổi học trò
Trên mạng xã hội (MXH) vẫn thường xuyên thấy rất nhiều bạn chia sẻ những dòng nhật ký một thời. Đó là những ký ức mơ mộng, những mối tình của thời áo trắng... Không phải cứ lớn rồi thì quên, ngược lại với những ai đã viết nhật ký thì sẽ vẫn nhớ, vẫn nhắc lại, rồi lâu lâu lại mở ra xem, nhưng khi được hỏi: “bạn còn giữ thói quen viết nhật ký?”, họ đều lắc đầu.
“Mình không biết từ bao giờ nữa. Lúc còn là sinh viên năm nhất, năm 2, mới xa gia đình, nhớ nhà, nhớ ba mẹ nên ngày nào cũng viết nhật ký. Nhưng rồi quen với cuộc sống mới, nhiều cuộc vui cùng bạn bè... nên dần dà mình quên luôn viết nhật ký”, Huỳnh Thị Ngọc Uyên (cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế), chia sẻ.
Cũng từng là cô gái nhận mình nếu một ngày không viết nhật ký chắc không sống nổi. Thế nhưng, giờ đây Phạm Hoàng Phương (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế) lại giật mình khi nghe chúng tôi hỏi về “châm ngôn” sống ngày xưa của mình. Phương tâm sự: “Ngày ấy mình là người giỏi văn, suốt ngày mơ mộng, bạn bè hay gọi là 'Phương nhật ký' vì một ngày không viết nhật ký là mình chịu không nổi. Nhưng giờ chắc cuộc sống cuốn mình đi, ngày nào có tâm trạng là lên Facebook ngồi gõ rồi đăng lên...”. Vậy còn các bạn thì sao, đã bao lâu rồi các bạn không tự trải lòng của mình ra với những trang giấy?
Hãy tự rèn cho mình thói quen viết nhật ký các bạn nhé!
Viết nhật ký không chỉ là việc viết nên những điều còn dấu kín mà viêc viết nhật ký còn giúp các bạn ghi lại một cách sinh động, chân thực những sinh hoạt diễn ra hằng ngày của bản thân. Viết nhật ký không phải là việc đơn giản như nhiều người nghĩ vì đòi hỏi sự tập trung, kiên trì và vốn từ khá phong phú.
Qua các trang nhật ký bạn có thể bày tỏ nỗi lòng, tâm nguyện khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, những điều chưa hài lòng mà chưa biết chia sẻ cùng ai.
Không chỉ vậy, khi biết nhật ký các bạn có thể thoải mái dốc bầu tâm sự, do đó có thể phần nào giải tỏa được những căng thẳng, bức xúc để tập trung tư tưởng, tinh thần cho việc học tập và tham gia các hoạt
Khả Ngân