Năm 2017, hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Delta khởi hành từ Seattle đến Bắc Kinh được một phen hú hồn vì một hành khách cố mở cửa thoát hiểm. Cụ thể khi chuyến bay cất cánh được 1 tiếng, người đàn ông này đã mở cửa thoát hiểm khiến phi công phải quay đầu và đáp xuống sân bay quốc tế Seattle-Tacoma.
Theo nhiều chuyên gia, nếu chỉ dùng tay, hành khách này không thể mở được cửa máy bay. Nguyên nhân đến từ sự chênh lệch áp suất trong và ngoài máy bay. Khi máy bay đạt đến độ cao ổn định, thường là hơn 10.000m, áp suất bên trong máy bay rất cao nên bạn không thể nào mở cửa máy bay được.
Chưa kể, cửa máy bay cũng được thiết kế đặc biệt, mặt quay ra ngoài nhỏ hơn mặt quay vào trong canbin nên việc đẩy cánh cửa từ trong ra ngoài là bất khả thi.
Việc dùng tay không để mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang bay khó như việc bạn nhấc 2 con voi châu Phi hay 6 con hà mã đực trưởng thành rồi ấy.
Cửa sổ máy bay gồm 3 lớp kính riêng biệt (thường bằng acrylic chịu được áp suất lớn), và lớp giữa được khoan một lỗ nhỏ giúp cân bằng áp suất trong và ngoài tấm kính cũng như thoát hơi nước.
Thiết kế này để phòng trường hợp khi một trong hai tấm kính, mặt trong hoặc ngoài, bị vỡ nứt do áp suất thay đổi thì vẫn còn ít nhất hai lớp kính bảo vệ.
Đôi khi bạn sẽ thấy một lớp tuyết mỏng trên kính may báy, đó chính là hơi nước ngưng tụ từ khí từ bên trong khoang hành khách tiếp xúc với bề mặt kính lạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài máy bay. Thông thường khi đạt độ cao hơn 10.000m, nhiệt độ bên ngoài có thể tụt xuống đến hơn -50 độ C tạo nên sự khác biệt giữa trong và ngoài máy bay.