Bạn nên ăn gì khi cơ thể không được khỏe?

Châu Giang (Lược dịch)
Trong bài viết này, chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn một danh sách các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh cho những người mắc các bệnh thông thường.

CẢM LẠNH VÀ CÚM

Nghẹt mũi, ho và đau họng là những triệu chứng phổ biến của cơ thể nhiễm lạnh và cảm cúm. Để tăng sức đề kháng của cơ thể bạn cần bổ sung những thực phẩm sau:

· Trà thảo mộc

Khi gặp các triệu chứng của lạnh và cảm cúm, điều quan trọng nhất là phải giữ nước cho cơ thể. Một cốc trà thảo dược ấm nóng và hơi nước của chúng có thể giúp làm sạch chất nhầy từ xoang.

Để đối phó với đau họng, bạn hãy thêm bột nghệ vào một cốc nước nóng. Nghiên cứu cho thấy nghệ có cả hai đăc tính chống viêm và sát trùng.

· Mật ong

Đau họng là bệnh có thể có do nhiễm vi khuẩn và mật ong là thực phẩm có khả năng kháng khuẩn hiệu quả, loại bỏ các vấn đề nhiễm trùng. Mật ong cũng có thể có hiệu quả trong điều trị ho cho các bạn nhỏ, mặc dù vậy, không nên dùng cho các bạn dưới 12 tháng tuổi.

· Trái cây và quả có múi

Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi có chứa hàm lượng cao flavonoid và vitamin C. Những chất này làm giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch, có thể giúp hạ sốt. Ngoài ra, sinh tố dạng sệt thường giúp làm dịu những cơn ho.

· Các thực phẩm cần tránh

Sữa được nhiều người tin là làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy, làm chất nhầy dày hơn, trầm trọng thêm vấn đề viêm xoang của bạn.

Caffeine có thể gây mất nước, làm cho tình trạng tắc mũi trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên một số đồ uống chứa caffeine như trà và cà phê có chứa chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và hữu ích nếu như bạn dùng có chừng mực.

BUỒN NÔN VÀ TIÊU CHẢY  

Khi bạn có những triệu chứng này, chìa khóa của vấn đề là ăn thực phẩm tốt cho dạy dày hơn.

· Gừng

Nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể làm giảm tác dụng của buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách thêm một vài lát gừng tươi và cốc nước nóng. Để trong 5 phút rồi làm ngọt nó với một ít mật ong.

· Thức ăn BRAT

BRAT là viết tắt của: Banana (chuối), Rice (gạo), Apple (táo) và Toast (Bánh mì nướng). Những thực phẩm này sẽ làm cho dạ dày của bạn cảm thấy thoải mái hơn, tăng khả năng hồi phục cho cơ thể sau khi bị tiêu chảy.

Có một số loại thực phẩm khác có thể được thêm vào chế độ ăn BRAT bao gồm: bánh quy, cháo yến mạch, dưa hấu, khoai tây luộc. Bạn nên nhấm nháp từ từ để xem dạ dày đã ổn định hay chưa. Nếu rồi thì có thể thử các thực phẩm BRAT rắn hơn.

· Nước dừa

Cảm giác khó chịu trong bụng mà bạn thấy là do niêm mạc dạ dày đang bị viêm. Các hợp chất tannin có trong nước dừa có thể hỗ trợ vấn đề này của bạn. Nước dừa cũng chứa nhiều khoáng chất như natri và kali. Chúng có thể giúp bù đắp nước nhanh chóng sau khi bị tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, nước dừa cũng có thể cung cấp mức độ hydrat hóa tương tự như một thức uống thể thao. Nó còn lành mạnh hơn vì không chứa đường.

· Các thực phẩm cần tránh

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ chứa các chất béo khó tiêu và có thể gây kích ứng dạ dày. Chúng làm cho bạn có cảm giác muốn đào thải hết mọi thứ trong dạ dày của bạn.

Ớt có chứa capsaicin- một hóa chất có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu.

Caffeine hoạt động như một chất kích thích cơ bắp có thể gây co thắt dạ dày và tăng nhu động ruột.

Các sản phẩm sữa có chứa một loại đường sữa gây khó tiêu, đầy hơi và nôn nao khó chịu.

TÁO BÓN

Chìa khóa để giảm và chữa lành táo bón là tăng lượng chất xơ.

· Yến mạch

Yến mạch thô chứa nhiều chất xơ trên mỗi khẩu phần ăn hơn yến mạch nấu chín. Nếu quá khó ăn, hãy thêm chúng vào ăn kèm với sinh tố hay hoa quả dầm bạn nha!

· Trái cây sấy khô

Tất cả các loại trái cây đều là nguồn chất xơ tốt nhưng trái cây sấy khô chẳng hạn như mơ, sung và mận thường chứa lượng chất xơ rất cao. Những loại quả này chứa một chất nhuận tràng tự nhiên gọi là sorbitol, giúp thúc đẩy nhu động ruột. Mận và mơ cũng chứa polyphenol có thể làm tăng lượng vi khuẩn đường ruột có lợi cho sức khỏe như Lactobacillus và Bifidobacterium giúp kích thích đường ruột hiệu quả.

· Các thực phẩm cần tránh

Thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng nhiều chất béo, muối và ít chất xơ. Chất béo rất khó tiêu hóa và muối thì làm giảm độ ẩm của chất thải.

Các loại ngũ cốc chế biến chẳng hạn như bánh mì trắng và gạo trắng đã bị tước cám và mầm. Đây là những thành phần cung cấp lượng chất xơ cao nhất.

Caffein có thể gây mất nước, cạn kiệt nước trong cơ thể và nước cần thiết để làm mềm chất thải.

Tóm lại, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể là biện pháp hỗ trợ hữu hiệu khi bạn cảm thấy bị bệnh. Điều quan trọng cần nhớ đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Giữ nước và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn loại bỏ những bệnh tật được liệt kê ở trên.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn nên ăn gì khi cơ thể không được khỏe? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.