Bất ngờ với "siêu xe" của Ông Táo

Khoa học Khám phá
Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về trời. Loài vật vốn rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày này có nhiều sự thật thú vị hơn chúng mình tưởng đấy.

1. Cá chép có nguồn gốc từ... biển

Có thể nhiều người chưa biết, loài cá chép nước ngọt chúng ta thường thấy ngày nay có nguồn gốc từ Biển Đen, biển Aral và biển Caspi. Từ đây, chúng bắt đầu di cư đến vùng Siberia (Nga), Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới.

Người La Mã cổ là những cư dân đầu tiên của châu Âu nuôi cá chép. Họ học được “bí kíp” nuôi cá chép từ người Trung Quốc và Nhật Bản. Qua thời gian, nhờ vào các hoạt động của con người, cá chép xuất hiện ở gần như mọi địa điểm trên thế giới. Tuy nhiên, kỳ lạ là ở cả ba môi trường sống nước mặn ban đầu giờ đây đều không còn bóng dáng của cá chép.

2. Giá trị “không phải dạng vừa”

Cá chép có nhiều loài, trong đó có những loài cực quý như cá Koi của Nhật Bản, với giá trị tương đương với cả một gia tài. Để sở hữu một chú cá Koi được xem là đẹp, bạn có thể phải tốn đến hơn 450 triệu đồng. Thậm chí, lịch sử từng ghi nhận trường hợp cá Koi được bán với giá gần 50 tỷ đồng, một con số quá khủng khiếp cho một chú cá cảnh.

3. Dễ thành “siêu to khổng lồ”

Dù là cá Koi hay cá chép thông thường, điểm chung của chúng là khả năng sinh tồn cực kỳ mạnh mẽ. Hơn nữa, cá chép là loài ăn tạp và tương đối hung dữ, nên được xem là loài vật có khả năng xâm thực, gây nguy hiểm cho các loài bản địa nếu được đưa đến quốc gia khác.

Ví dụ như tại Úc, chính quyền địa phương thậm chí phải ra khuyến cáo không cho phép chủ nuôi cá vàng, cá Koi cảnh được thả chúng ra môi trường thiên nhiên. Lý do là vì khi thoát ra khỏi bể, chúng có thể biến thành những con “quái vật khổng lồ”, đe dọa sự tồn tại của những loài cá địa phương.

4. Tại sao cá chép “lớn nhanh như thổi”?

Theo các nhà nghiên cứu, cá chép không có dạ dày thực thụ, ruột của chúng cũng đồng thời nhận nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn luôn. Chính vì thế, chúng có thể ăn liên tục, cơ thể cũng theo đó phát triển mạnh hơn nếu có đủ lượng thức ăn cần thiết. Một con cá chép mỗi ngày có thể tiêu thụ lượng thức ăn bằng 30 - 40% trọng lượng cơ thể cơ đấy!

5. Nhảy cao “siêu hạng”

Cá chép được gắn với câu chuyện “vượt vũ môn hóa rồng”. Truyền thuyết này có lẽ dựa trên một khả năng thực tế của cá chép, đó là nhảy cao. Một con cá chép cỡ lớn có thể nhảy vọt lên khỏi mặt nước tới 3 mét, đặc biệt là khi có tiếng ồn lớn phát ra xung quanh. Thành tích này vượt xa kỷ lục nhảy cao của con người hiện nay là 2,45 mét.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Khoa học Khám phá, số 5 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bất ngờ với "siêu xe" của Ông Táo tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Đấu trường nhan sắc dành cho các "boss" mèo

Cuộc thi mèo đẹp quốc tế của Hiệp hội mèo Cat Fancier Association (CFA) tại Việt Nam vừa diễn ra với sự tham gia của hơn 100 “thí sinh” mèo đến từ các quốc gia trên thế giới: mèo Anh lông ngắn, mèo Sphinx, mèo Ragdoll, mèo Ba Tư, mèo Exotic, mèo Lykoi, mèo Maine coon...

Trông ngon quá mà không ăn được

Những đĩa thức ăn mà bạn thấy trên hai trang báo này trông thật hấp dẫn, tiếc thay là lại không thể ăn được. Đơn giản vì chúng được làm từ những… sợi len.