Bình lọc nước của Dũng và Đô

Chu Hải
TNTP - Sinh ra ở huyện miền núi thiếu nước sạch triền miên, hai bạn Đặng Văn Dũng và Mai Thành Đô (học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã nung nấu quyết tâm chế tạo một sản phẩm để khắc phục tình trạng đó...

Mô hình “Bình lọc nước mi-ni thân thiện với môi trường dùng cho hộ gia đình nông thôn” của Văn Dũng và Thành Đô chính là việc hiện thực hóa ý tưởng nói trên. Sản phẩm đã đoạt giải Bạc của Cuộc thi “Nước và Cuộc sống” do Tổng cục Môi trường phối hợp với T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tổ chức.

Dũng và Đô kể: “Quê hương chúng mình là huyện nghèo vùng núi của miền Trung hiện vẫn chưa có nước máy. Nguồn nước chủ yếu lấy từ giếng khoan chưa đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt hằng ngày. Muốn sử dụng thì phải chạy qua máy lọc. Mà mùa lũ thì mất điện thường xuyên, những máy lọc nước chạy bằng điện cũng không thể sử dụng được. Không những vậy, những bình lọc nước như thế trên thị trường có giá khá cao, không phải ai cũng có thể mua được nên bà con cần lắm những sản phẩm lọc nước đơn giản, rẻ tiền, nhất là những hộ nghèo!”.

Nghĩ là làm, Dũng và Đô bắt đầu quá trình mày mò, tìm hiểu. Đầu tiên là đi quan sát một số người dân xây bể lọc nước dưới mặt đất, rồi lên mạng internet tìm hiểu kỹ thuật hoạt động của máy lọc nước, các chất lọc… 3 tháng chính là khoảng thời gian Dũng và Đô cùng “mất ăn, mất ngủ” cho chiếc bình lọc nước made in… “tự chế”. Làm sao để bình phải thật nhỏ gọn, cơ động, mang vác được dễ dàng, hoạt động mọi lúc, mọi nơi, mùa lũ phải bê được lên cao, thậm chí là phải có thể mang lên… nóc nhà nếu bị ngập nặng? Làm sao để tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương và nhất là phải thật… rẻ?

Bình nhựa, ống nhựa để chứa và dẫn nước; cát trắng, cát xây, than hoa, đá cuội được Dũng và Đô sử dụng làm chất lọc. Kết quả khá bất ngờ, nước giếng nhiễm phèn và bẩn bị… “đánh bay”. Nguyên lý cơ bản “bình thông nhau” đã học trong chương trình vật lý phổ thông được các bạn ứng dụng thành công. Tính ra, để sản xuất một bình lọc như thế chỉ phải chi phí khoảng 50.000 đồng.

Mong muốn sắp tới của hai “chàng” là có thêm thời gian để cải tiến và nâng cấp mô hình lọc nước thêm tiện dụng, đồng thời “nhân bản” sản phẩm để tặng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

“Chúng tớ cảm thấy hạnh phúc vì luôn nhận được sự tin tưởng, giúp đỡ và đồng hành của gia đình, thầy cô và bạn bè. Chính Đoàn trường đã phát động chiến dịch thu gom phế liệu để lấy kinh phí thực hiện dự án của chúng tớ đấy!” - Văn Dũng và Thành Đô chia sẻ.

Huy Hoàng

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bình lọc nước của Dũng và Đô tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cậu bé đa tài

“Cậu bé đa tài” hay “anh bạn nhỏ thông thái” là những lời nhận xét của thầy cô và ...

Bài Gương Mặt khác

Môi trường để bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) Đặng Cát Tiên và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 Lê Văn Phúc đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình phấn đấu vươn lên, cống hiến, đặc biệt là sự đồng hành của tổ chức Đoàn, Hội, Đội giúp các bạn trở thành những tấm gương truyền cảm hứng như ngày hôm nay.

Ước mơ trở thành nhà Toán học

Ghé thăm lớp 5A7, trường Tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nếu bạn ngỏ ý muốn gặp “cây Toán” của lớp, hẳn là các bạn trong lớp sẽ vui vẻ giới thiệu ngay cậu bạn Nguyễn Hoàng Việt – người sở hữu một loạt thành tích ấn tượng cấp Quốc gia, Quốc tế với bộ môn thú vị này

Đỗ Hà My - cô gái tài năng

Thích học Toán, mê tiếng Anh, nghiền khoa học, có tài lẻ về khiêu vũ thể thao, vẽ tranh và có chiều cao vượt trội… là những điều mà mọi người luôn ấn tượng khi nhắc tới cô bạn Đỗ Hà My (lớp 6CI1, trường liên cấp Nguyễn Siêu, Hà Nội).

"Thầy Tổng" đa tài và tâm huyết

Gắn bó với phong trào, công tác Đội trong nhiều năm, thầy Đinh Công Thành (trường Tiểu học Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn dành nhiều tâm huyết, sáng tạo để có những cách làm đổi mới, phù hợp với các bạn thiếu nhi, học sinh.