
Chỉ một phút lơ là, những sai lầm tưởng chừng nhỏ lại có thể khiến răng “quay về vạch xuất phát”, xóa tan kết quả đã đạt được.
Hàm duy trì – “người hùng thầm lặng” trong hành trình giữ nụ cười
Sau khi tháo niềng, răng vẫn chưa ổn định hoàn toàn mà cần thêm thời gian để các mô nướu, dây chằng và xương hàm thích nghi với vị trí mới. Đây là lúc hàm duy trì phát huy vai trò quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi teen – khi cấu trúc xương hàm còn đang hoàn thiện. Việc đeo hàm duy trì đúng cách không chỉ giúp bảo vệ kết quả chỉnh nha mà còn đảm bảo sự phát triển hài hòa của toàn bộ khuôn mặt.

Nhiều bạn học sinh và phụ huynh mắc phải những thói quen sai lầm tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sau niềng.
Không đeo đủ thời gian: Rất nhiều bạn chỉ đeo hàm duy trì vào ban ngày hoặc vài giờ tùy tiện, trong khi ban đêm – thời điểm răng dễ dịch chuyển nhất – lại bỏ qua.
Tự ý ngừng đeo khi thấy răng "đẹp rồi": Cảm thấy hài lòng với kết quả ban đầu, một số bạn chủ quan ngừng đeo mà không xin ý kiến bác sĩ. Răng có thể bắt đầu dịch chuyển chỉ sau vài tuần, đặc biệt trong giai đoạn đầu sau tháo niềng.

Vệ sinh sai cách: Hàm duy trì bẩn không chỉ gây mùi hôi mà còn tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công nướu và men răng, thậm chí làm hỏng thiết bị.
Làm mất hoặc làm gãy mà không đi làm lại ngay: Mỗi ngày không đeo hàm duy trì là một bước “đi lùi”, tạo cơ hội cho răng dịch chuyển và phá vỡ sự ổn định đã dày công xây dựng.
Làm sao để giữ nụ cười luôn rạng rỡ?
Việc đeo hàm duy trì cần được thực hiện nghiêm túc như một phần tất yếu trong hành trình chỉnh nha. Học sinh nên tuân thủ đúng thời gian đeo theo hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh thiết bị mỗi ngày và bảo quản cẩn thận trong hộp riêng. Bên cạnh đó, tái khám định kỳ giúp theo dõi sát sao quá trình ổn định của răng, từ đó điều chỉnh kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Phía sau nụ cười đều đẹp là một quá trình hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ, học sinh và phụ huynh. Từ việc hướng dẫn đeo hàm đúng cách đến việc chăm sóc, theo dõi và động viên con mỗi ngày, phụ huynh chính là “bác sĩ đồng hành” không thể thiếu trong hành trình sau niềng.