Cây Hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Liên Bang Nga

Phan Việt Hùng
Năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm LB Nga theo lời mời của Tổng thống V. Putin. Trong chuyến đi này, người đàn ông xuất thân vùng quê Đông Anh, Hà Nội đã có dịp trồng 2 cây xanh trên đất Nga.

Như các bạn đã biết, bác Nguyễn Phú Trọng đã bảo vệ luận án Phó tiến sĩ sử học tại Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Mátx-cơ-va vào ngày 19/5/1983. Có lẽ khi đó, ông cũng không ngờ rằng sau này sẽ có nhiều dịp quay trở lại xứ sở bạch dương, nhất là trên cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

35 năm sau ngày 19/5/1983.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng 2 Cây Hữu nghị tại Liên Bang Nga vào chuyến thăm năm 2018.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng 2 Cây Hữu nghị tại Liên Bang Nga vào chuyến thăm năm 2018.

Năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống V. Putin. Trong chuyến đi này, người đàn ông xuất thân vùng quê Đông Anh, Hà Nội đã có dịp trồng 2 cây xanh trên đất Nga.

Cây thứ nhất là cây thông, bác Trọng trồng tại khuôn viên Quảng trường Hồ Chí Minh, khi bác đến viếng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường cùng tên tại Moskva.

Cây thứ hai, lả cây phong lá đỏ, bác Trọng trồng trong khuôn viên Nhà máy sữa TH tại tỉnh Kaluga. Đây là dự án lớn của TH Group công suất 1.500 tấn/ngày - thuộc tốp đầu nhà máy có công suất chế biến sữa lớn nhất nước Nga. Bác Trọng đến đây khi dự Lễ khởi công cùng các quan chức Chính phủ Nga và tỉnh Kaluga. Mới đây, khi đến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Putin có nhắc đến dự án này.

Cả 2 cây mà bác Trọng trồng trên đất Nga, đều được gọi là Cây Hữu nghị. Báo chí truyền thông Nga khi đó viết rõ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn cây sẽ phát triển mạnh mẽ, là biểu tượng cho tình hữu nghị lâu đời giữa 2 dân tộc.

Sochi, thành phố biển kiểu diễm ở nước Nga. Đã có rất nhiều người Việt Nam đến đây, nhưng không hẳn ai cũng biết ở đây có Cây hữu nghị. 

Mùa hè cách đây tròn 65 năm, 1959, Bác Hồ đã đến thăm Sochi. Người đã đến thăm Cây hữu nghị, nơi chiết ghép 45 loài cây của 45 quốc gia, công trình vĩ đại của nhà nông học Xô viết F.M.Zorin. Tại đây, F.M. Zorin và các đồng nghiệp nồng nhiệt chào đón vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nông học Xô viết nổi tiếng đã hướng dẫn Hồ Chủ tịch ghép 2 cành chanh vào thân Cây Hữu nghị để kỷ niệm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép 2 cánh chiết lên Cây Hữu nghị vào năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép 2 cành chiết lên Cây Hữu nghị vào năm 1959.

Không những vậy, ở Sochi còn có một Công viên khác, đó là công viên Riviera, được hình thành từ cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh những vườn diệp tùng, lạc diệp tùng cổ thụ, nơi đây còn có Vườn Hữu nghị, nơi các chính khách, nhà du hành vũ trụ, các văn nghệ sĩ nổi tiếng các nước trồng cây mộc lan làm kỷ niệm. Hiện ở đây, vẫn còn đó những cây mộc lan vững chãi với tấm biển đề tên người trồng là những chính khách Việt Nam nổi tiếng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng (trồng 5/8/1961), Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ (trồng 15/11/1969)… Đến mùa, những bông mộc lan nở trắng muốt, thơm ngát cả một vùng. Như vậy, nước Nga không chỉ là vườn ươm cho những “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam , là nơi đào tạo hàng chục nghìn trí thức, công nhân cho Việt Nam, mà còn là mảnh đất, nơi lưu giữ những Cây hữu nghị do các bậc tiền nhân của chúng ta đã vun trồng. Mùa hè, những cây mộc lan sẽ nở trắng muốt, những bông hoa chanh sẽ hé nụ trên Cây hữu nghị ở Sochi. Cây thông ở Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ xanh suốt bốn mùa bất kể mùa đông tuyết giá. Và mùa thu, cây phong non ở Kaluga sẽ lại choàng khăn đỏ…

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cây Hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Liên Bang Nga tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Nhớ mùa thu độc lập

Ngày 2/9/1945 đã trở thành cột mốc huy hoàng của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên, người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào trở thành công dân của một nước tự do và độc lập.

Lời dặn dò trong Di chúc của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng

Trong muôn vàn tình thân yêu của Bác Hồ dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên, nhi đồng. Những tình cảm gần gũi thân thương, nồng ấm và những lời dạy mà sinh thời Người dành cho thiếu niên, nhi đồng đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta.