Chứng nhức đầu ở trẻ em có nghiêm trọng?

ctv02
Nhiều người lớn chưa từng hình dung chuyện trẻ em có thể bị nhức đầu thường xuyên, hơn nữa triệu chứng này còn gia tăng theo độ tuổi của trẻ.

Có nhiều biện pháp giúp trẻ vượt qua những cơn đau đầu thông thường. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Các cuộc báo cáo tại Thụy Điển và Anh cho thấy có đến 40% số trẻ từng trải qua cơn nhức đầu vào thời điểm được.
7 tuổi, và con số này tăng lên 70% ở tuổi 15. Trước vấn đề này, các bậc cha mẹ đều hốt hoảng, và thường đưa trẻ đến bệnh viện để có được sự đảm bảo của bác sĩ, rằng đây không phải là dấu hiệu của u não. Thật may, trong đa số trường hợp, các bác sĩ đã trấn an bệnh nhi lẫn gia đình rằng nhức đầu ở độ tuổi này không phải là dấu hiệu của tình trạng bệnh tật nghiêm trọng gì, theo trang Malaysian Association of Paediatric Surgery.
 
Các dạng đau
 
Đau nửa đầu và đau do căng thẳng là hai dạng thường thấy nhất ở trẻ em, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân. Khoảng 10% số học sinh ở độ tuổi đến trường đều trải qua cơn đau nửa đầu. Triệu chứng này xuất hiện theo kiểu đau buốt hai bên đầu, được mô tả như bị nhói hoặc bị giã vào đầu, có thể kéo dài vài giờ, và thường xảy ra trước một sự thay đổi về hành vi, đôi khi có thể đi kèm với những triệu chứng rối loạn thị giác. Trong khi bị đau nửa đầu, trẻ có thể ói mửa, chóng mặt, hoặc nhạy cảm với ánh sáng/âm thanh. Còn đau đầu kiểu căng thẳng, xảy ra đối với 1% số trẻ, thường do không chịu được áp lực từ môi trường xung quanh. Đau kiểu này kéo dài hơn các cơn đau nửa đầu.
 
 
Trong khi đó, cơn đau có liên quan đến các căn bệnh về thần kinh khá hiếm, và đau do u não còn hiếm hơn. Để dễ hình dung, u não ở trẻ chỉ xuất hiện với xác suất từ 3 - 5 trẻ trong mỗi 100.000 trẻ, và chỉ 1 trong số 10 trẻ u não sẽ bị đau đầu.
 
Những dấu hiệu có thể xảy ra trong trường hợp bị đau đầu vì bệnh nguy hiểm bao gồm: một số cơn đau đầu nghiêm trọng trong vài tuần; những cơn đau đầu tăng theo tần suất và ngày càng nghiêm trọng hơn; đau đầu trong lúc ngủ hoặc là điều đầu tiên xảy ra vào buổi sáng trước khi thức giấc; các cơn đầu càng tệ hơn khi nằm xuống, cúi gập người hoặc lúc ho; có liên quan đến tình trạng ói mửa không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ hoặc trước khi thức dậy; có liên quan đến những vấn đề thần kinh khác, bao gồm tình trạng lẫn lộn trí nhớ, thay đổi tính cách, cơ bị yếu đi, các vấn đề về thị lực và co giật.
 
 
Khi khám sức khỏe tổng quát, cần tập trung vào việc đo chu vi đầu, chiều cao, cân nặng và huyết áp. Trong trường hợp kiểm tra về thần kinh, cần chú ý khám vùng đằng sau mắt.
 
Cách xử lý
 
Trong trường hợp đau đầu bình thường, gia đình nên tìm cách giới hạn những yếu tố có thể góp phần dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như trẻ thường bỏ bữa ăn, gặp căng thẳng do học hành, nỗ lực quá mức về thể chất, bị ánh sáng làm chói mắt đột ngột, những thay đổi về hormone.
 
 
Các chiến lược giúp đẩy lui tình trạng nhức đầu ở trẻ bao gồm hướng dẫn trẻ thả lỏng tinh thần, ăn uống cân bằng và lành mạnh, tạo thói quen ngủ đủ giấc và điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
 
Theo Thanhnien.vn

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chứng nhức đầu ở trẻ em có nghiêm trọng? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.