Trong phần lớn các xét nghiệm chúng ta thường được thử khi đi khám bệnh như: công thức máu hay tổng hớp phân tích tế bào máu, phản ứng CRP, chức năng gan – thận, Billirubin máu, đông máu, nhóm máu,... thì việc nếu bé lỡ ăn hay lỡ uống sữa trước đó cũng không ảnh hướng đến kết quả xét nghiệm.
Ngoại trừ các xét nghiệm sau đây (để có kết quả chính xác) bé cần được nhắc cho nhịn ăn hay nhịn không uống sữa (ít nhất là 6 tiếng đồng hồ) trước khi được lấy máu:
- Xét nghiệm đường máu (đường huyết - Glucose).
Tuy nhiên chúng ta cũng cẫn có một số lưu ý,
Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu
Có một số kỹ thuật xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác nhất là khi bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm từ 4 đến 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy. Bởi vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác nữa. Ngoài ra, người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,... vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.
Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất
Với các loại xét nghiệm máu, thời điểm lấy mẫu máu tốt nhất là buổi sáng. Khi lấy mẫu máu, trong vòng 12 tiếng trước đó bạn cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa...
Đối với các xét nghiệm chất thải của cơ thể
Với các loại xét nghiệm này, người bệnh cần phải chuẩn bị chu đáo về dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm. Trước khi bạn làm xét nghiệm nước tiểu cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy, bạn không nên dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Đối với xét nghiệm phân, người bệnh cần phải được chuẩn bị trước vê tâm lý cũng như dụng cụ đựng bệnh phẩm. Vì vậy, nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh lấy mẫu phân ở những chỗ có nhày, máu, lỏng,..
Minh Anh (tổng hợp)