Chuyện “bà đồ nhí” mê thư pháp

TP
Mỗi khi nghe những câu thơ trên, bạn hẳn sẽ cảm nhận sắc xuân đã ngập tràn. Nhưng Tết này, chúng mình không gặp ông đồ mà hãy gặp một “bà đồ nhí” 12 tuổi mê thư pháp nhé. Bạn ấy sẽ mang đến thật nhiều bất ngờ đấy!

Đam mê thư pháp từ nhỏ

Học giỏi, tài năng là vậy nhưng có lẽ điều khiến mọi người ấn tượng nhất về cô bé nhỏ nhắn An Nhiên chính là “biệt tài” viết thư pháp. Mỗi năm khi Tết đến xuân về, An Nhiên lại ngồi xuống, cầm bút lông “múa” ra hàng trăm bức tranh, bao lì xì, móc khóa… bằng thư pháp. Đó là những món quà độc đáo, tâm huyết mà cô bạn muốn dành tặng người thân, thầy cô, bạn bè.

Chia sẻ về cơ duyên với thư pháp, An Nhiên bộc bạch: “Năm lớp 1, tớ tình cờ được xem chương trình Tết nói về chữ thư pháp của các thầy đồ nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa Việt và tớ đã “phải lòng” bộ môn này. Kể từ đó, tớ luôn nhờ mẹ mở các video chữ thư pháp trên YouTube để xem. Đến năm lớp 2, tớ xin mẹ mua bút, giấy, mực và tự tập viết. Mới đầu cũng đau tay lắm, rồi mực lấm len ra quần áo. Nhưng sau tất cả, tớ đã làm được”.

Nhà giáo Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Trưởng
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Lưu,
đưa An Nhiên đi nhận giải Ba cuộc thi Đại sứ văn
hóa đọc tỉnh Nghệ An lần thứ VI, năm 2024
Nhà giáo Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Lưu, đưa An Nhiên đi nhận giải Ba cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Nghệ An lần thứ VI, năm 2024

An Nhiên bật mí rằng việc tập viết thư pháp giúp bạn ấy rèn được tính kiên trì, sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong mọi việc. Ngoài ra, khi viết thư pháp, bạn cũng sẽ học được nhiều câu ca dao, tục ngữ, những triết lý sống rất hay.

MỘT SỐ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA AN NHIÊN

- Huy chương Vàng kỳ thi Toán Quốc tế ASMO và Tiếng Anh ASMO năm 2021.

- Giải Khuyến khích cuộc thi viết “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Hội đồng Đội Trung ương tặng Giấy chứng nhận có thành tích xuất sắc trong cuộc thi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới”…

"Bảng vàng" thành tích ấn tượng

Sinh ra ở mảnh đất địa đầu xứ Nghệ nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học, vậy nên bạn Nguyễn Ngọc An Nhiên (lớp 6B, trường THCS Hồ Xuân Hương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) luôn có trong mình ngọn lửa ham học hỏi mãnh liệt.

Bức tranh thư pháp của An Nhiên tham gia đấu giá để ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

An Nhiên được nhận xét là cô bé “đa tài” vì bạn không chỉ học giỏi mà còn có năng khiếu ở nhiều bộ môn từ vẽ tranh, đánh đàn, thuyết trình, MC, kể chuyện đến lĩnh vực thể thao như bơi lội, cờ vua.

"Bà đồ nhí" giàu tình cảm

Tháng 9/2024, An Nhiên tham dự cuộc thi Viết chữ đẹp toàn quốc do Hệ thống giáo dục Hands Việt Nam tổ chức và xuất sắc giành giải Nhì. Bạn là thí sinh duy nhất ở độ tuổi học sinh THCS tham gia “thi đấu” với các cô giáo và đoạt giải. Dịp này, bức tranh chữ thư pháp của An Nhiên được bán đấu giá với số tiền 3 triệu đồng. Cô bạn đã gửi toàn bộ số tiền vào quỹ của Ban Tổ chức để ủng hộ khắc phục hậu quả cơn bão Yagi. Chưa hết, An Nhiên còn trích 1 triệu đồng từ giải thưởng khi tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2024 để ủng hộ đồng bào bão lũ. Tấm lòng thơm thảo của An Nhiên đã được mọi người ghi nhận và khích lệ.

“Bà đồ nhí” An Nhiên cùng bác Nguyễn
Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND huyện
Quỳnh Lưu, trong lễ khai bút đầu xuân
“Bà đồ nhí” An Nhiên cùng bác Nguyễn Văn Thưởng - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, trong lễ khai bút đầu xuân

Với thư pháp, An Nhiên tự nhủ sẽ tiếp tục rèn luyện, học tập và trau dồi bởi bạn muốn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, sau này lớn lên sẽ truyền lại cảm hứng yêu chữ, viết chữ cho các bạn nhỏ.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chuyện “bà đồ nhí” mê thư pháp tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Người gieo hạt trên mảnh đất Tây Nguyên

Tháng 8 năm 2022, cô Hiệu trưởng Lương Thị Bích Nguyên về công tác tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Khi ấy, ngôi trường chỉ có dãy nhà cấp 4 xuống cấp, thiếu phòng học; các phong trào, hoạt động của trường chưa phát triển mạnh.

Tết của "bé Khoa" những ngày thơ ấu

Tết xưa và Tết nay thì có gì khác nhau nhỉ? Mời bạn cùng Cún Bông chăm học lên chuyến tàu ngược về quá khứ, để nghe nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chuyện về cái Tết của “cậu bé Khoa” ngày thơ ấu nhé. Bạn sẽ thấy, một khung cảnh đặc biệt như trong chuyện cổ tích đang dần hiện ra theo lời kể của “cậu bé Khoa” ngày ấy!

Lắng nghe mùa Xuân về - Cùng hát lời trái tim

Mùa xuân đến, giống như những nốt nhạc mà thiên nhiên gieo tặng khắp Trái đất này. Lộc non vươn màu xanh mướt. Nụ hoa chúm chím khoe muôn sắc màu. Những tiếng chim trong veo đã ríu rít mỗi sớm mai. Và bỗng nhiên trái tim mỗi chúng mình cũng muốn cất lên tiếng hát.

Thiếu nhi Tuyên Quang 2025: Sức trẻ và khát vọng mới

Năm mới 2025 mang theo nhiều niềm vui và hy vọng mới cho tất cả chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ, ước mơ, hoài bão của các bạn trong năm mới nhé!