Chuyện về chiếc ống nghe của bác sĩ

Chăm học
Với các y bác sĩ, chiếc ống nghe bằng cao su là một trong những vật dụng rất cần thiết khi khám bệnh. Chiếc ống này đã được phát minh từ những câu chuyện hết sức tình cờ đấy nhé!

Từ những chuyện tình cờ

Một buổi sáng đẹp trời năm 1816, bác sĩ người Pháp Rene Theophile Hyacinthe Laennec đang đi dạo thì vô tình bắt gặp hai đứa trẻ chơi trò gửi tín hiệu cho nhau bằng một cây gỗ rỗng. Một đứa gõ vào đầu này của cây gỗ và đứa trẻ còn lại ở đầu bên kia lắng nghe.

Chiếc ống nghe bằng gỗ được
sử dụng để chẩn đoán bệnh
lâm sàng.
Chiếc ống nghe bằng gỗ được sử dụng để chẩn đoán bệnh lâm sàng.

Một lần khác, bác sĩ Laennec tiếp nhận một phụ nữ trẻ đang gặp vấn đề về tim. Ban đầu, bác sĩ dùng ngón tay chạm vào ngực của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh. Nhưng sau đó, để tránh việc đụng chạm, ông nghĩ ra cách cuộn tờ giấy thành một chiếc ống rồi đặt lên ngực người bệnh. Laennec rất ngạc nhiên khi cuộn giấy có thể khuếch đại âm thanh, giúp ông lắng nghe rõ nhịp tim của người bệnh, từ đó có chẩn đoán chính xác.

Ống nghe bằng gỗ
của bác sĩ Laennec (Bảo tàng
Khoa học, Luân Đôn, Anh).
Ống nghe bằng gỗ của bác sĩ Laennec (Bảo tàng Khoa học, Luân Đôn, Anh).

Đến thử nghiệm lịch sử

Hai câu chuyện kể trên đã khiến bác sĩ Laennec nảy sinh ý nghĩ làm một ống nghe khám bệnh. Ông đã dành 3 năm tiếp theo để thử nghiệm chế tạo ống nghe bằng các loại vật liệu khác nhau. Cuối cùng, bác sĩ hoàn thiện thiết kế của mình với một chiếc ống gỗ, đường kính 3,5 cm và chiều dài 25 cm để kiểm tra sức khỏe tim phổi bệnh nhân.

Những chiếc ống nghe hiện đại hỗ trợ các y bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn.
Những chiếc ống nghe hiện đại hỗ trợ các y bác sĩ chẩn đoán bệnh tốt hơn.

Ống nghe bằng gỗ được sử dụng cho đến nửa sau thế kỷ 19, sau đó chiếc ống nghe đã trải qua nhiều lần cải tiến và ngày càng phổ biến hơn. Ngày nay, ống nghe với các dây nối bằng cao su được sử dụng phổ biến, giúp bác sĩ có thể nghe âm thanh trong cơ thể bệnh nhân ở tần số thấp, tần số cao để “bắt bệnh” chuẩn xác hơn.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chuyện về chiếc ống nghe của bác sĩ tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.

4 loài không dễ bị tuyệt chủng

Nếu chẳng may xảy ra một vụ va chạm giữa trái đất với sao chổi, những biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, một vụ nổ hạt nhân hay một đại dịch... thì những loài vật dưới đây vẫn có khả năng sống sót đấy nhé!