Cô giáo thiết kế "Bảo tàng ảo" truyền tình yêu Sử cho học sinh

Nguyễn Hà
Chỉ với 10 phút chuẩn bị và vài click chuột máy tính, cô Nguyễn Thu Quyên (THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) đã đưa cả lớp học của mình vào một không gian bảo tàng lịch sử rộng lớn, đầy lôi cuốn.

Cô Nguyễn Thu Quyên đã nhiều năm làm cô giáo Lịch Sử, môn học vốn được học sinh coi là “khó nhằn”. Cô Quyên luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp giảng dạy mới để “biến” những kiến thức khô khan thành bài học hấp dẫn.

Cô Quyên kể rằng, công nghệ 3D đã được rất nhiều bảo tàng trên thế giới áp dụng, như Bảo tàng Louvre (Pháp), Bảo tàng Vatican (Italy). Trong một lần theo dõi về 2 sản phẩm bảo tàng 3D của Bảo tàng Việt Nam là Di sản văn hóa Phật Giáo và Đèn lồng cổ Việt Nam, cô Quyên đã muốn áp dụng công nghệ này vào trong bài giảng của mình.

Cô Quyên hướng dẫn học sinh tham quan bảo tàng ảo.

Được sự giúp đỡ của em trai, cô Quyên đã được biết tới phần mềm “Photo 3D Album”, một phần mềm miễn phí và rất dễ sử dụng. Bằng cách chèn ảnh, thiết kế, thay đổi giao diện bảo tàng phù hợp với chủ đề, cô trò trường chuyên Nguyễn Trãi đã có những tiết học Lịch Sử hào hứng.

Sáng kiến này được cô áp dụng từ năm 2015, tới năm 2017 đã lọt vào 10 công trình xuất sắc nhất của cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục”, do Bộ GD&ĐT, báo Tuổi trẻ và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Cô giáo tài năng này chia sẻ rằng: “Khi lần đầu tiên sử dụng, cả cô và trò đều bị choáng ngợp trước không gian sống động và rộng lớn đến như thế. Chỉ cần một click chuột, bảo tàng ảo có thể đưa các học sinh đến vùng đất Ai Cập xa xôi hay một lễ hội halloween ở trời Tây,..Tuy nhiên, mới đầu cô cũng chưa quen những thao tác chuột, giúp học sinh tham quan một cách hoàn hảo nhất. Dần dần thì không chỉ có cô mà học trò cũng có thể thiết kế bảo tàng ảo trong 5, 10 phút”.

Bảo tàng lịch sử 3D còn giúp các bạn học sinh phát triển trí sáng tạo, tìm hiểu, đào sâu kiến thức trên lớp và tăng thêm sự hứng thú, đam mê với môn lịch sử. Được cô Quyên hướng dẫn, các bạn học sinh cũng đã tự xây dựng cho mình bảo tàng lịch sử riêng.

Với việc học sinh được trải nghiệm trực tiếp cả ở nhà và trên lớp, mà những kiến thức Lịch Sử không còn khô khan nữa, các bạn ấy cảm thấy rất hấp dẫn.

Đến nay, cô Quyên đã xây dựng được nhiều bảo tàng phục vụ cho những nội dung dạy khác nhau, như về các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề "Hướng về Biển Đông".

Chia sẻ về dự định sắp tới, cô Quyên cho hay sẽ làm một hệ thống bảo tàng theo hình xoáy trôn ốc theo chương trình từ lớp 10 đến lớp 12, tương đương chương trình lịch sử lớp 6, 7, 8, 9. Nội dung chương trình gồm lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Sau đó, cô Quyên sẽ chia sẻ cho các thầy cô giáo trong cả nước cùng nhau thu thập tư liệu.

Trước đó, cô Quyên luôn tích cực trong việc đối mới phương pháp dạy học. Năm 2014, cô Quyên đã ứng dụng thành công cách dạy học môn lịch sử bằng phim tư liệu. Ý tưởng này đã đoạt giải nhất cuộc thi sáng kiến dạy học cấp ngành ở tỉnh Hải Dương.

Mới đây, cô còn lên ý định tạo ra những bộ phim lịch sử 3D để phụ trợ các bạn học sinh trong việc học Lịch Sử. Cụ thể, cô sẽ sử dụng phần mềm để chuyển đổi phim 2D thành phim 3D, giúp học học sinh có thể sống trong không gian lịch sử đó.

 Ngọc Hà

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo thiết kế "Bảo tàng ảo" truyền tình yêu Sử cho học sinh tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Khánh Hà - “cô nàng nam châm" hút giải

Ở trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), “sếp trưởng” Hồ Khánh Hà (lớp 9/8) luôn được thầy cô và các bạn yêu mến. Cô nàng Liên đội trưởng này học cực siêu và sở hữu cho mình một thành tích học tập rất “khủng”.

Nam sinh lớp 6 đạt 920 điểm TOEIC

Nguyễn Nam Long, học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, đạt điểm TOIEC 920/990 và đặt mục tiêu đạt điểm tuyệt đối sau hai năm nữa.

Rô-bốt hình người siêu nhỏ

Vừa qua, nhóm 4 học sinh gồm: Aaron Ho Yat Fung, Isaac Zachary To, Justin Wang Tou Dương và Ngo Hei Leung (trường Nam sinh Diocesan, Hong Kong) đã chế tạo rô-bốt hình người nhỏ nhất từng ghi nhận trên thế giới.Họ đã phá kỷ lục trước đó do Zain Ahmad Qureshi (người Pakistan) thiết lập vào năm 2022.