Người Trung Quốc cũng có một câu nói rằng: "Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão". Ý muốn nói, hành vi thói quen của một người trước 3 tuổi sẽ quyết định họ sau khi trưởng thành sẽ trở thành người ra sao, và hành vi thói quen của một người trước 7 tuổi sẽ quyết định tương lai họ sẽ như thế nào.
Một đứa trẻ, nếu trước 3 tuổi là một đứa trẻ thông minh, hiểu chuyện, vậy thì con đường về sau sẽ rất dễ đi, nhưng nếu trước 3 tuổi mà cái gì cũng không biết, lười biếng, khó bảo, vậy thì sau này sẽ là một người khá ích kỉ, người như vậy, khó mà thành công được.
Một người nếu trước 7 tuổi, có những hành vi thói quen tốt hơn, vậy thì sau khi chúng lớn lên, những thói quen này là cái gốc đốc thúc chúng trở nên ưu tú, nhưng còn nếu không có, vậy thì sau này, sẽ trở thành người lười biếng không có kế hoạch.
Một nghiêm cứu thực về khoa học não bộ cho rằng: Thời điểm quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não của trẻ là trước 3 tuổi, và sau đó là 3-7 tuổi, là thời điểm thứ hai, và cuối cùng là 7-12 tuổi, tức là sau 12 tuổi, não bộ của một người đã được định hình.
Và trước 3 tuổi, sự phát triển trí não của trẻ sẽ trở thành tiềm thức, và 3-7 tuổi là củng cố tiềm thức, để não trẻ có yêu cầu định tính. Ví dụ, trước 3 tuổi, cha mẹ luôn đọc sách tranh cho con nghe, sau đó khi con được 3-7 tuổi, họ tiếp tục làm như vậy, tiềm thức của trẻ sẽ nghĩ rằng đọc sách tranh là một việc rất quan trọng, và kể từ đó về sau, chúng sẽ không từ chối việc đọc sách, và cũng sẽ nghĩ rằng đọc sách là một điều tốt.
Cũng giống như một vài thói quen tự giác kỉ luật vậy, nếu trước 3 tuổi, cha mẹ rất tự giác kỉ luật, làm gương cho con, sau đó tới trước năm 7 tuổi, cha mẹ vẫn tiếp tục không ngừng hướng dẫn con trở thành người kỉ luật tự giác, vậy thì con cái sau này, bất kể là trong chuyện học hành hay tiền đồ, đều sẽ rất ưu tú.
Theo quan điểm của khoa học não bộ, mọi thứ chúng ta làm đều do bộ não của chúng ta kiểm soát. Ví dụ: nếu chúng ta không muốn đi học, thực ra đó không phải là những gì chúng ta muốn làm, mà nó được kiểm soát bởi bộ não của chúng ta. Bộ não của chúng ta không muốn đi học, vì vậy chúng ta cũng sẽ như vậy.
Chẳng hạn có những khi gặp phải một chuyện gì đó, phản ứng đầu tiên của chúng ta là tích cực, hoặc là oán than, đó thực ra là chúng ta đang bị não bộ khống chế.
Vậy mới nói, mỗi một chuyện trong cuộc sống của chúng ta đều có liên quan tới tư duy của đại não.
Thực ra, não bộ của chúng ta có một kiểu tư duy mang tính quán tính, nghĩa là chúng ta có thói quen suy nghĩ như nào về một chuyện gì đó.
Những tư duy quán tính như vậy xuất phát từ đâu? Thực ra chính là tiềm thức của chúng ta, cũng chính là tư duy của chúng ta trước năm 7 tuổi, trước 7 tuổi chúng ta nhìn thấy toàn là tiêu cực, phiến diện, lười biếng… vậy thì sau này khi gặp bất cứ chuyện gì, phản ứng đầu tiên của chúng ta cũng sẽ là nhìn vào mặt tiêu cực, phiến diện của chuyện đó…