Có thể nhìn thấy âm thanh không?

Chu Hải
Khi ta gõ vào cái trống, mặt trống rung lên. Các phân tử không khí bên trong và bên ngoài trống cũng rung theo. Sóng âm này lan truyền đi xa, va đập vào màng nhĩ trong tai ta làm ta nghe thấy.

Có thể nhìn thấy âm thanh không?

Vậy màng nhĩ chính là cái micro tí hon thu nhận âm thanh từ mặt trống. Âm thanh lan truyền trong không khí cũng tựa như sóng nước lan ra xung quanh khi có vật tác động vào mặt nước.

Âm thanh

Tai người nghe được các âm thanh có tần số từ 40 đến 20.000 Hz. Cao hơn nữa gọi là siêu âm. Tiếng nói của con người nằm trong giải tần từ 200 đến 4.000Hz. Giọng hát của các ca sĩ có biên độ rộng hơn, từ 80 đến 5.000Hz. Các nhạc cụ lại có giải tần rộng hơn nữa, thí dụ, đàn ocgan hay cây vĩ cầm: 20 - 16.000 Hz. Bây giờ muốn biết có thể "nhìn thấy" âm thanh không, bạn hãy thực hành như sau:

Cát nhảy

Lấy miếng cao su ở quả bóng bay rách bọc vào cái lọ thủy tinh, ta được một cái trống với bề mặt đàn hồi. Làm thêm một cái dùi trống bằng que đũa, đầu bọc vải. Rắc lên mặt trống ít cát khô, gõ dùi vào thành nồi. Cát trên mặt trống rung lên và tản dần ra bên ngoài theo hình vòng tròn, đó chính là sóng âm do mặt trống tạo nên.

Nếu bạn vào các phân xưởng làm bánh kẹo bạn sẽ thấy kẹo, bánh nhảy tưng tưng từ thấp lên cao nhờ sự rung động của mặt sàng.

Con cừu đá thứ hai ở đâu?

Các bạn đã bao giờ về chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh chưa? Đó là ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Chuyện cũng kể rằng, giữa sân chùa có tháp Hòa Phong. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông, bên trái có con cừu đá, dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán xa xưa.

Con cừu đá đơn lẻ ở chùa Dâu.

Ta biết rằng, trước cổng chùa, đền, miếu, phủ… thường có hai linh vật đối xứng canh gác hai bên. Nhưng ở chùa Dâu chỉ có một con cừu, vậy con thứ hai ở đâu?

Dã sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên (Ấn Độ) sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để hai con đi lạc, một con lạc đến chùa Dâu, một con lạc đến Lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó). Dân ở hai vùng này đã tạc tượng cừu để thờ cúng. Do vậy hiện nay chùa Dâu có một con, Lăng Sĩ Nhiếp có một con.

Vậy muốn xem con cừu đá thứ hai sau khi thăm chùa Dâu, bạn hãy theo đường quốc lộ đi tiếp về phía Đông chừng 3 km rồi rẽ phải để đến đền thờ Sĩ Nhiếp. Phía sau đền thờ là lăng mộ, bên trái lăng có một con cừu đá phủ phục, y chang con cừu đá ở chùa Dâu.

Con cừu đá ở lăng Sĩ Nhiếp.

Kính Lúp
vietbluthanh@gmail.com

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Có thể nhìn thấy âm thanh không? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?