Cùng là lông nhưng tại sao tóc lại mọc nhiều và dài hơn các bộ phận khác trên cơ thể?

Minh Hồng
Hầu hết các loài động vật đều có lông dài bao phủ khắp cơ thể nhưng con người lại không có và chỉ sở hữu phần tóc mọc trên đầu chúng ta. Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Đầu tiên, hãy tìm hiểu tại sao động vật có vú lại mọc lông ngay từ khi sinh ra. Mark Pagel, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Reading, Vương quốc Anh cho rằng lông là thứ giữ ấm cho động vật khi trời lạnh vào ban đêm và bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời ban ngày.

Trong khi đó, con người chúng ta lại chỉ có phần lông mọc dài và nhiều nhất ở đầu. Theo các nhà khoa học, tổ tiên của loài người mất hết lông trên cơ thể vì họ có khả năng bảo vệ bản thân bằng lửa, chỗ ở và quần áo. 

Cùng là lông nhưng tại sao tóc lại nhiều và dài hơn các bộ phận khác trên cơ thể? - Ảnh 1

Dù vậy, câu trả lời chính xác cho vấn đề này vẫn chưa rõ ràng, dưới đây là 3 giả thuyết cho câu hỏi tại sao con người lại không có nhiều lông như các loài động vật khác:

Giả thuyết đầu tiên, một lớp lông dày có thể có khiến tổ tiên chúng ta ở thời cổ đại bị nóng nực với ánh nắng chói chang vào buổi trưa. Ông Pagel nói: "Nếu đang mặc một chiếc áo khoác lông to lớn giữa châu Phi vào mùa hè, con người sẽ cảm thấy quá nóng bức. Sẽ thật tuyệt nếu có thể cởi bỏ chiếc áo khoác lông to lớn đó ra khỏi cơ thể. Đó là lý do chúng ta bỏ đi bộ lông của mình".

Chưa kể, con người khi tiến hóa đã phát triển hệ thống mồ hôi nhiều hơn các loài linh trưởng khác. Yana Kamberov, một chuyên gia về di truyền học tại Đại học Pennsylvania cho biết: "Nếu chúng ta để lông dài trên cơ thể, nó sẽ bị ướt đẫm mồ hôi, khiến mồ hôi khó bay hơi và cơ thể khó hạ nhiệt".

Tuy nhiên, giả thuyết này không giải thích được một số khía cạnh về kiểu lông trên cơ thể con người. Chẳng hạn như tại sao nam giới lại có xu hướng mọc lông trên cơ thể rậm hơn nữ giới. Đồng thời, cũng không giải thích được vì sao phần lông trên đầu (tóc) lại móc nhiều hơn ở các bộ phận khác.

Cùng là lông nhưng tại sao tóc lại nhiều và dài hơn các bộ phận khác trên cơ thể? - Ảnh 2
Giả thuyết thứ 2 cho rằng con người cổ đại đã sống ở môi trường nước trong thời gian dài. Phần lông quá dài khiến tổ tiên chúng ta rất khó bơi và vì thế chúng rụng dần. 

Tuy nhiên, giải thuyết này lại không có bằng chứng nào cho thấy con người đã dành một khoảng thời gian dài dưới nước trong quá trình tiến hóa. Đồng thời, nó cũng không giải thích được việc tại sao con người không tiến hóa để lông mọc lại trên cơ thể khi từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.

Cùng là lông nhưng tại sao tóc lại nhiều và dài hơn các bộ phận khác trên cơ thể? - Ảnh 4

Pagel đưa ra giả thuyết thứ 3, được công bố trên tại chí Proceedings of the Royal Society B năm 2003. Giả thuyết này cho rằng một số loài ký sinh trùng sống bên ngoài cơ thể vật chủ như rận, ve, bọt chét là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật. 

Các ký sinh trùng có thể ít bị thu hút bởi vùng da không có lông. Đồng thời, con người cũng có thể dễ dàng loại bỏ chúng nếu có ít lông trên cơ thể. Chính vì vậy, có ít lông hơn tương đương với việc có ít ký sinh trùng hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cùng là lông nhưng tại sao tóc lại mọc nhiều và dài hơn các bộ phận khác trên cơ thể? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

"Người Sói" phiên bản đời thực

Trong tiếng Anh, loài chồn sói được gọi với cái tên là Wolverines. Đây cũng chính là tên gọi của siêu anh hùng “Người Sói” nổi tiếng trong seri phim “X-Men” mà có lẽ là nhiều bạn đã từng xem.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.

Món ăn đá quý cực kỳ tinh tế

“Sanfang Qixiang” hay “Ba làn bảy ngõ” ở Phúc Kiến, Trung Quốc là một khu di tích lịch sử được hình thành trong giai đoạn 266-429 thời nhà Tần.