Đi tìm nguyên nhân Phương Mỹ Chi và nhiều sĩ tử không biết "Xuân Quỳnh là nam hay nữ", "Ấn Độ ở... Châu Phi"

Thu Trà
“Bài học để đời” của nhiều học sinh đó là: Chẳng hiểu sao khi vào phòng thi lại quên sạch những gì mà mình đã ôn tập, học thuộc trước đó không lâu. Vì sao lại như thế và liệu có cách nào giúp các teen 2k4 tránh được “vết xe đổ” này trong mùa thi năm nay?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 đã chính thức khép lại vào ngày 8/7 vừa qua. Giữa tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các sĩ tử sinh năm 2003 nhận được quan tâm đặc biệt. Nhưng có lẽ “mất trí nhớ trong phòng thi” mới là cụm từ được cư dân mạng chú ý nhất!

Trong bài thi Văn, nhiều sĩ tử ôm đầu: "Không biết nhà thơ Xuân Quỳnh là nam hay nữ?". Như chính cô bạn ca sĩ Phương Mỹ Chi thú nhận: "Lúc đầu, mình phân vân không phân biệt được Xuân Quỳnh là ông hay bà. Sau khi thi xong, lên mạng thấy ai cũng đăng lên và ai cũng có cảm giác giống mình. Thật ra, mình học sẽ nhớ nhưng lúc đó bị bấn loạn, mình không nhớ ra chính xác được".

Đi tìm nguyên nhân Phương Mỹ Chi và nhiều sĩ tử không biết
Phương Mỹ Chi là 1 trong những sĩ tử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2021 vừa qua

Hay trong câu hỏi môn Lịch sử: "Đâu là quốc gia châu Phi?", nhiều sĩ tử cũng đã nhầm lẫn Ấn Độ nằm ở... châu Phi.

Một số bình luận của dân mạng chia sẻ chung về việc tự nhiên vào phòng thi lại đột ngột quên hết kiến thức này:

- "Sóng là tác phẩm nào đó của một tác giả NAM giới mang tên Xuân Diệu. Trời ơi, không hiểu sao lúc đó có thể nhầm lẫn được như vậy?".

- "Mình biết Ấn Độ ở châu Á, mà tự nhiên vô phòng thi cứ nhớ nhớ quên quên rồi khoanh sai. Về nhà cầm tờ đề thi mà vẫn còn tức".

- "Rõ ràng đi thi lúc nào cũng nhớ bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh là nữ giới. Nhưng vào phòng thi lại viết lộn thế nào ra nam... Về nhà không hiểu sao bản thân lại sai lỗi vô lý như vậy luôn".

 

Đi tìm nguyên nhân Phương Mỹ Chi và nhiều sĩ tử không biết
Câu hỏi khiến nhiều thí sinh nhầm lẫn

“Mất trí nhớ tạm thời" khi đi thi là có thật

Không chỉ gặp ở học sinh, tình trạng “quên bất ngờ” cũng thường xảy ra ở người trưởng thành khi đi làm hoặc trong cuộc sống. Nhiều người hay rơi vào tình cảnh chỉ vừa ra khỏi phòng đã quên mất ý định mình muốn làm gì, hay vừa để tập tài liệu, khóa xe, túi xách đâu đó đã quên ngay...

Các nhà khoa học gọi đó là tình trạng “mất trí nhớ tạm thời” hay “mất trí nhớ ngắn hạn”. Biểu hiện là trong vòng 24 giờ chúng ta không thể nhớ các thông tin mà mình đã tiếp nhận, ghi nhớ trước đó, đôi khi chỉ cách vài ngày, vài giờ.

Đi tìm nguyên nhân Phương Mỹ Chi và nhiều sĩ tử không biết
Áp lực thi cử có thể khiến học sinh bỗng nhiên quên mất kiến thức mình đã học

Nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất trí nhớ tạm thời là do bộ não làm việc quá tải, căng thẳng, như áp lực thi cử, công việc... Đặc biệt là vào mùa thi, các thí sinh thường phải “căng não” để ghi nhớ một lượng kiến thức lớn trong khi “sức đề kháng” của não không được bảo vệ một cách phù hợp, đúng mức.

Hơn thế, khi ở trong phòng thi, thí sinh sẽ dễ bị những suy nghĩ sợ điểm thấp, sợ thất bại điều này lại càng khiến não bộ nhận diện đối mặt với mối đe dọa. Ngay lập tức, vùng não bộ sẽ tiết ra hormone gây căng thẳng như norepinephrine và cortisol. Chúng tác động đến hệ thần kinh, khiến khả năng tư duy và nhớ lại thông tin bị suy giảm.

Đi tìm nguyên nhân Phương Mỹ Chi và nhiều sĩ tử không biết
Trước kỳ thi hãy cố giữ tinh thần thoải mái các bạn nhé

Để giải quyết tình trạng này các bạn học sinh nên dành nhiều thời gian cho bản thân vào giờ thi thật. Làm bài thi trong đúng thời gian quy định, thi Văn buổi sáng thì sáng làm bài kiểm tra, tương tự với Toán - Anh - các môn Tổ hợp. Điều này giúp não bộ quen dần với tình trạng thi cử. Để lúc thi thật, bạn có thể bắt nhịp kiểm tra tốt hơn.

“Bài học để đời” của nhiều học sinh đó là: Chẳng hiểu sao khi vào phòng thi lại quên sạch những gì mà mình đã ôn tập, học thuộc trước đó không lâu. Vì sao lại như thế và liệu có cách nào giúp các teen 2k4 tránh được “vết xe đổ” này trong mùa thi năm nay?

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.