Do đâu mà người dùng từ bỏ Pokemon GO?

Dương Minh Hân
Một hiện tượng toàn cầu đã nhanh chóng tự dập tắt khi không còn sức hấp dẫn đối với người chơi. Thế nhưng Pokemon GO có thực sự yểu mệnh đến như vậy?

Pokemon GO nhanh chóng tái thiết lập thế giới Pokemon bằng những phong cách chơi mới lạ đi kèm công nghệ thực tế tăng cường do Niantic cung cấp. Thay vì ngồi một chỗ, người chơi bắt buộc phải vận động đi ra thế giới bên ngoài, cũng như khám phá những địa điểm mới để bắt được những chú Pokemon ưng ý. Cách chơi này cùng với sức hút từ những con Pokemon đã mang lại cho Nintendo lượng người chơi đông đảo, đạt ngưỡng 45 triệu người và doanh thu lên tới hàng tỷ USD chỉ sau 2 tuần xuất hiện. Dẫu vậy, đến thời điểm này, Pokemon GO đã suy giảm rất nhiều về thị phần cũng như số lượng người chơi.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ hãng phân tích Sensor Tower, từ cuối tháng 7 tới nay, số lượng người dùng tích cực, lượt tải và thời gian dành cho ứng dụng game trực tuyến trên di động này hàng ngày đã sụt giảm so với thời kỳ đỉnh điểm cách đây một tháng. Tất nhiên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này.

Gameplay quá đơn giản

Có nhiều người dùng sau một thời gian tỏ ra thích thú với cái cách mà họ di chuyển, tìm kiếm và tranh giành những chú Pokemon trên đường phố cũng như tìm Pokéstop để quay lấy vật phẩm. Tuy nhiên, gameplay của Pokemon GO cũng chỉ dừng lại ở mức đó không có gì đổi mới, không có tương tác một cách tự nhiên giữa người chơi và số lượng Pokemon trên một vùng rộng cũng rất thấp.

Cái thiếu tương tác ở đây đó là bạn không thể trực tiếp chiến đầu với người đối diện, trao đổi, tặng vật phẩm hay những chú Pokemon. Nintendo sẽ sớm update nhưng có lẽ đã là quá muộn.

Việc Pokemon độc, hiếm hay đặc trưng lại được phân bổ theo vùng miền là đúng với những gì được xem trong phim hay truyện nhưng không thể bắt người chơi di chuyển quá xa để bổ sung bộ sưu tập của mình. Còn nếu chỉ quanh khu họ sống chỉ có thể bắt được những con Pokemon hạng làng nhàng như Rattata, Pidgey hay Magikarp…

Thứ hai, việc người chơi tương tác với nhau quá thấp cũng khiến Pokemon GO kém sức hấp dẫn. Có nhiều người cho rằng khi thấy nhau trên bản đồ sẽ vui hơn để biết quanh ta ai đang chơi Pokemon GO. Tuy nhiên, việc này là không cần thiết trên tựa game thực tế tăng cường này bởi chỗ nào có Pokemon chỗ đó ắt sẽ có người chơi, chỗ nào có Pokéstop hay GYM sẽ có người cắm mặt vào chiếc smartphone ở đó, rất dễ nhận thấy. Cái thiếu tương tác ở đây đó là bạn không thể trực tiếp chiến đầu với người đối diện, trao đổi, tặng vật phẩm hay những chú Pokemon. Nintendo sẽ sớm update nhưng có lẽ đã là quá muộn.

Chậm chạp trong xử lý hack, nhầm lẫn gây hậu quả nghiêm trọng.

Cả một quãng thời gian dài, nhiều thị trường không được chơi Pokemon GO nên người dùng tỏ ra rất bức xúc, đồng thời đưa ra những phương án “táo bạo” để có thể chơi được bao gồm fake GPS, location…. Chính bởi những phương án đó giúp các hacker cũng như người dùng dễ dàng đưa trò chơi thực tế tăng cường này trở về với một game truyền thống nghĩa là chỉ cần ngồi nhà là có thể bắt Pokemon khắp mọi nơi trên thế giới.

Rõ ràng, Nintendo hay Niantic phải sớm đưa ra phương án xử lý hợp lý cũng như nhận khiếu nại từ phía người dùng đối với những lỗi mà họ gây ra.

Thời gian đầu, do vấn đề về server cũng như cách quản lý không chặt chẽ, Niantic và Nintendo đã để người chơi mặc sức hoành hành khắp nơi trên thế giới. Chỉ với thủ thuật đơn giản, túi đồ của người chơi đã đầy up những chú Pokemon mà những người khác phải rất vất vả mới có thể bắt được. Bên cạnh đó, những Pokemon hiếm cũng được thâu tóm một cách trắng trợn. Do có quá nhiều phàn nàn Niantic mới thu hồi lại toàn bộ Pokemon hiếm mà coi chúng như một vật phẩm để tặng trong các trận chiến. Điều này khiến cả cộng động người hack và không hack đều cảm thấy thiếu sự tôn trọng từ nhà phát hành, đánh mất đi tính hiếu kỳ và gây ra sự chán nản khắp mọi nơi.

Nintendo, Niantic rất tích cực phát hiện và xử lý các tài khoản hack, fake location nhưng chỉ với những thị trường “trọng điểm” như Việt Nam, còn các quốc gia khác lại không như vậy. Thử nghiệm với Nox Player, bạn có thể chơi, chạy thoải mái trên máy tính tại Úc, Mỹ mà không bị khóa tài khoản nhưng chỉ cần đưa về location Việt Nam, sử dụng tốc độ trái phép, ngay lập tức bị ban không thương tiếc. Tất nhiên, việc hack của game thủ là không thể chấp nhận được nhưng Nintendo lại sai lầm tai hại trong việc khóa tài khoản khi người dùng di chuyển khoảng cách 1000-2000 km.

Tất nhiên, việc xử lý hack khiến cộng đồng người chơi Pokemon GO giảm hẳn bởi không ít gã “lười” sử dụng thủ thuật để qua mặt nhà sản xuất. Đồng thời, Nintendo cũng đã quá chậm trễ trong việc xử lý khiến nhiều người chơi chân chính bất mãn đi kèm gameplay kém hấp dẫn sẽ nhanh chóng rời bỏ.

Tựa game gây ra thảm họa về con người, Bị cấm ở nhiều nơi.

Một nguyên nhân khác khiến Pokemon GO mất đi lượng người chơi rất lớn đó là do bị cấm ở nhiều nơi. Các quốc gia sớm nhận ra tựa game này sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân khi họ cúi gằm mặt vào chiếc smartphone chỉ để truy tìm những chú Pokemon GO. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cho dù chưa đưa ra lệnh cấm chính thức nào nhưng các nhà quản lý cũng cơ quan chức năng yêu cầu người dân không quá chú tâm vào smartphone khi tham gia giao thông.

Thảm họa về con người có lẽ là từ ngữ phù hợp nhất để miêu tả cho sự "cuồng" của người chơi Pokemon GO. Họ có thể bất chấp những nguy hiểm chỉ để bắt chú Pokemon mình ưa thích. Bên cạnh đó, Nintendo và Niantic cũng không có một cảnh báo rõ rệt nào đối với từng vùng đặt Pokemon trên bản đồ. Và sẽ không bất ngờ khi Pokemon GO bị cấm trên diện rộng.

Dẫu sao cũng chỉ là bước khởi đấu.

Cho dù đang có chiều hướng đi xuống nhưng không thể phủ nhận những thành công của của tựa game tăng cường thực tế ảo này. Nintendo và Niantic cho thấy một hướng đi mới trong làng game toàn cầu, dẫu họ còn phụ thuộc vào tên tuổi của những chú Pokemon. Có nhiều ý kiến cho rằng, AR vốn chỉ mang tính ngắn hạn khi những phân tích trên Google Trends cho thấy sức hấp dẫn của công nghệ này đang có dấu hiệu suy giảm.

Pokemon GO thành công, không ai phủ định nhưng cũng sẽ sớm thất baị nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu, khởi đầu cho sự sáp nhập giữa hai thế giới, ảo và thực!

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, Pokemon GO chưa có một thành tựu nào dành cho AR ngoài việc tương tác với bản đồ thế giới. Nếu có tương tác thực với không gian, con người, AR sẽ cho thấy một thế giới mở, hòa hợp giữa ảo và thực, hỗ trợ con người tối đa nhưng không bắt họ phải ngồi một chỗ, phải vận động để đem tới sức sống cho thế giới ảo và chính mình.

Pokemon GO thành công, không ai phủ định nhưng cũng sẽ sớm thất baị nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu, khởi đầu cho sự sáp nhập giữa hai thế giới, ảo và thực!

Theo TechZ

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Do đâu mà người dùng từ bỏ Pokemon GO? tại chuyên mục Game của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Game khác