Độc đáo bánh chưng Việt

Chu Hải
TNTP - Bằng sự sáng tạo và khéo léo của người dân, rất nhiều biến tấu độc đáo của bánh chưng đã ra đời. Hãy nghe chị Đông Nhi và anh Isaac giới thiệu thêm về món ăn ngày Tết này!

Bánh chưng gấc đỏ

Đến với làng Tranh Khúc (Hà Nội ) vào dịp Tết, bạn sẽ được thưởng thức món bánh chưng gấc đỏ nổi tiếng. Loại bánh chưng này có lớp vỏ nếp bên ngoài màu vàng đỏ hay đỏ đậm được trộn thêm đường, phần nhân với thịt nạc nhiều hơn bánh chưng thường. Hương vị được hòa trộn giữa gấc và nếp thơm giúp bánh có vị ngon đặc biệt.

Bánh chưng lá cẩm

Là một món ăn Tết của người dân tộc Tày, món bánh chưng lá cẩm ở Lạng Sơn mang hương vị của niềm vui về một mùa thu hoạch mới. Vỏ bánh dẻo mềm từ gạo nếp lớn bọc tro, vị thanh thanh và có màu tím than như lá cẩm chính là điểm ấn tượng của bánh.

Bánh chưng cốm

Nguyên liệu để làm bánh là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm lá thơm tạo màu xanh. Khi cắt, bánh chưng cốm có màu vàng ngà của nhân đậu, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo thơm, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm.

Bánh chưng chay

Sự khác biệt của bánh chưng chay nằm ở nhân bánh. Nhân đậu xanh vàng ươm trộn đều cùng với nấm hương tạo vị ngon vừa thanh vừa đằm. Ngoài ra, nhân bánh cũng có thể được “biến tấu” bằng gấc, hạt sen, mứt bí đao, dừa...

Bánh chưng ngũ sắc

Bánh chưng ngũ sắc đặc biệt bởi có năm màu: Vàng, xanh, tím, đỏ, trắng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang lại sự bình an và may mắn cho năm mới. Các màu sắc ấy được làm bằng nguyên liệu tự nhiên với nghệ, lá riềng, nếp cẩm, gấc…

TNTP

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo bánh chưng Việt tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác