Đừng chủ quan, kỹ năng dư duy tích cực rất quan trọng đấy, bạn chắc chắn sẽ cần đến nó!

Thu Trà
Tư duy tích cực là cách mà bạn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, nhưng điều này hoàn toàn không phải là lối tư duy thiếu thực tế, nhìn mọi thứ xung quanh đầy một màu hồng. Tư duy tích cực cho phép chúng ta thể hiện những mong muốn của mình thông qua “thái độ sống tích cực” để tạo ra sức mạnh cho thành công.

Tư duy tích cực là gì? Nó quan trọng ra sao? Và làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực?

Để nắm bắt được tầm quan trọng của tư duy tích cực, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của những suy nghĩ tiêu cực đến bản thân mình.

Thực tế là, hầu hết các cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như sợ hãi hoặc tức giận, được tạo ra trong não bộ để giúp con người phản kháng trước những yếu tố nguy hiểm.

Đừng chủ quan, kỹ năng dư duy tích cực rất quan trọng đấy, bạn chắc chắn sẽ cần đến nó!  - Ảnh 1
Luôn suy nghĩ tích cực sẽ khiến cuộc sống của bạn nhẹ nhàng và vui vẻ hơn rất nhiều. 

Ví dụ: Nếu xét về mặt sinh tồn, khi đứng trước một con sư tử chắc chắn bạn sẽ không thể nào cười nói hay dừng lại để hái hoa được vì nó là loài vật ăn thịt cực kỳ nguy hiểm. Bạn sợ hãi vì rất có thể nó sẽ tấn công mình ngay lập tức. Tất nhiên cảm xúc và suy nghĩ đó là điều hiển nhiên và tuân theo lẽ thường tình.

Hoặc giả như hôm nay, bạn đang phải vật lộn với một đống deadline rất quan trọng, bạn lo lắng đến mức stress. Nếu như không hoàn thành đúng hạn có thể bạn sẽ bị sếp la mắng, đồng nghiệp cười nhạo hoặc tệ hại nhất là mất đi công việc của mình.

Vấn đề quan trọng không phải là bạn có suy nghĩ tiêu cực, vấn đề nằm ở chỗ bạn tin rằng suy nghĩ ấy là sự thật và để những cảm xúc tiêu cực phát triển thái quá nó sẽ rất dễ tạo ra kết quả xấu đúng như thứ bạn đang nghĩ.

Do đó, nếu bạn lo sợ bị trở thành con mồi, thứ bạn cần chính là sự “bình tĩnh” để suy nghĩ giải pháp bảo vệ bản thân an toàn nhất hoặc gọi cứu trợ trong tình huống khẩn cấp. Nếu bạn lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành công việc, thì điều bạn cần phải làm là dập tắt muộn phiền, lo lắng và chỉ “tập trung” vào danh sách những việc phải làm, mặc dù có thể không hoàn thành được hết nhưng hãy cố gắng đến giây phút cuối cùng. Chí ít, sếp và đồng nghiệp cũng sẽ đánh giá cao thái độ làm việc của bạn hơn là bạn chỉ ngồi đó, không làm gì hoặc than vãn với người khác về vấn đề của mình.

 

Đừng chủ quan, kỹ năng dư duy tích cực rất quan trọng đấy, bạn chắc chắn sẽ cần đến nó!  - Ảnh 2
Năng lượng tích cực của bạn còn có thể đem lại sự vui vẻ cho những người xung quanh.

Một thái độ tích cực có thể sẽ không thể chữa khỏi bệnh ung thư. Nhưng nó sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý cuộc sống, giảm căng thẳng và cũng giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn. Và những điều đó rất quan trọng để giúp bạn phục hồi tốt hơn sau những căn bệnh nghiêm trọng.

Bạn không thể thay đổi thế giới, nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn nhận thức về nó và cách bạn phản ứng với nó,  cách bạn cảm nhận về bản thân và người khác, và chắc chắn rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của bạn.

4 cách để rèn luyện tư duy tích cực

Để rèn luyện cách tư duy tích cực không phải là chuyện ngày một ngày hai. Bởi việc kiểm soát và chế ngự những cảm xúc tiêu cực hoàn toàn không đơn giản. Những suy nghĩ tiêu cực thường lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng được não bộ in sâu vào bộ nhớ hơn là những điều tích cực. Chính vì thế mà con người thường ám ảnh với những khoảnh khắc đau buồn, tồi tệ hơn là những hạnh phúc, niềm vui mà họ có được. Vì vậy, để rèn luyện “thái độ sống tích cực” bạn nên bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như: 

Tìm sự hài hước trong những tình huống xấu.

Cho phép bản thân trải nghiệm sự hài hước trong những tình huống xấu nhất. Nhắc nhở bản thân rằng biết đâu tình thế sẽ chuyển biến tốt hơn, biết đâu bạn có thể chuyển biến nguy nan thành lợi thế. Đây là cách xoay chuyển niềm tin của bạn từ những cảm xúc tiêu cực sang tích cực để thay đổi thế giới quan.

Đừng chủ quan, kỹ năng dư duy tích cực rất quan trọng đấy, bạn chắc chắn sẽ cần đến nó!  - Ảnh 3
Chỉ khi ta bình tĩnh trấn an bản thân, ta mới có thể tỉnh táo thoát ra khỏi những tình huống xấu.

Tự nói với bản thân những lời tích cực thay vì tiêu cực

Kỹ năng tư duy tích cực ngày càng tiến bộ hơn nếu bạn biết tự nhủ với lòng những suy nghĩ tích cực. Thay vì nói rằng ” mình nấu ăn thật dở” hãy tự khích lệ bản thân là “chắc chắn mình sẽ nấu ngon hơn vào lần sau”. Mỗi sớm thức giấc, hãy tự tạo động lực cho bản thân bằng những câu nói tràn đầy động lực, đừng bao giờ tự làm nhụt chí của bản thân.

Tập trung vào hiện tại, hãy học hỏi từ những sai lầm

Bạn không hoàn hảo. Bạn sẽ phạm sai lầm và trải nghiệm thất bại trong nhiều bối cảnh, tại nhiều công việc và với nhiều người. Thay vì tập trung vào cách bạn thất bại, hãy nghĩ về những gì bạn sẽ làm trong lần tới, hãy biến thất bại của bạn thành một bài học .Hy nhìn lại hành động của bạn và xem những gì bạn có thể làm (nếu có) để cải thiện tình hình của mình. Hãy nhớ rằng: kết quả bạn nhận được là biển chỉ dẫn cho kết quả bạn muốn đạt được .

Hãy chơi với những người luôn lạc quan và suy nghĩ tích cực

Hãy ra ngoài, gặp gỡ và giao lưu với những người sống tích cực. Khi bạn bao quanh mình với những con người ấy, bạn sẽ nghe thấy những viễn cảnh tích cực, những câu chuyện tích cực và những lời khẳng định tích cực. Những đó sẽ ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ của chính bạn, từ đó ảnh hưởng đến lời nói của bạn và hành động của bạn .

Đừng chủ quan, kỹ năng dư duy tích cực rất quan trọng đấy, bạn chắc chắn sẽ cần đến nó!  - Ảnh 4
Chính là gần mực thì đen gần đèn thì sáng đó các bạn. 

Hầu như bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào đều có thể áp dụng những bài học này để rèn luyện lối tư duy tích cực hơn. Khi bạn suy nghĩ và hành động tích cực bạn sẽ sớm nhận ra mình đang đi đúng con đường và gặt hái được nhiều lợi ích to lớn

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.