Đừng ngồi cô đơn trên mạng!

Đức Hòa
TNTP - Gần đây, nhiều phụ huynh ở Việt Nam hoảng hốt khi nghe con cái mình ca tụng trò chơi “Thử thách Cá voi xanh” (Blue Whale Challenge, bắt nguồn từ Nga) trò chơi đã từng khiến rất nhiều trẻ em trên thế giới gần đây tự tử.

Gần đây dư luận cha mẹ học sinh ở Tiền Giang cũng rất lo lắng trước sự xuất hiện của trò chơi “Thử thách Cá voi xanh” trong con em họ. Thậm chí đã có học sinh tự cắt tay tạo hình cá voi xanh, dậy sớm từ 4 giờ sáng giết động vật nuôi… như hướng dẫn của trò chơi. Vậy là “Cá voi xanh” đã bắt đầu xâm nhập nước ta và là một mối nguy thực sự với trẻ em Việt Nam.

Chúng ta đều biết tới nay hầu hết các trường học và cha mẹ chỉ dạy học sinh kỹ năng sử dụng internet (click chuột, gõ bàn phím, sử dụng các phần mềm) chứ ít dạy về cách phân biệt và phòng tránh những độc hại cám dỗ từ mạng.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết hiện nay ở Việt Nam các quy định pháp luật để giúp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có hiệu lực thi hành. Cụ thể, Luật Trẻ em có quy định trách nhiệm, chính sách của Nhà nước (điều 46, 54), Qui định của Bộ Thông tin – Truyền thông (điều 87) để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Nghị định 56/2017/NĐ-CP về các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng đã đề cập... Tuy luật đầy đủ như vậy, nhưng ý thức chấp hành của nhiều cá nhân, tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này do thiếu hiểu biết và vì mục đích lợi nhuận.

Ông Nam đưa ra dẫn chứng chương trình Got Tallent xuất phát từ nước Anh và nhiều quốc gia mua bản quyền chương trình chấp nhận, sử dụng. Tuy nhiên khi xem xét thấy rằng trong hợp đồng còn thiếu những điều khoản về bảo vệ trẻ em khi hình ảnh cá nhân của các em được sử dụng trong cuộc thi. Cần bảo vệ các em khỏi những sang chấn tâm lý do hoạt động cuộc thi mang lại...

Các hoạt động của trẻ em trên internet hiện nay khá đa dạng như: nhắn tin, gọi điện có camera, email, chia sẻ dữ liệu, chơi trò chơi trực tuyến, sử dụng mạng xã hội, chơi game... Vì thế, hơn lúc nào hết các bậc cha mẹ, ông bà, người thân cần tự trang bị kỹ năng để bảo vệ con em mình. Các bạn nhỏ cũng nên tự giác và ý thức được những nguy hiểm tiềm tàng có trên mạng, cần thận trọng và hỏi tư vấn kỹ càng của các phụ huynh của mình.

Minh họa trên trang gamek.vn kể về một chủ quán nét kiên quyết không chấp nhận cho trẻ em nhỏ tuổi chơi khuya. Có lần anh này còn phải tự đưa một học sinh lớp 5 về nhà trong đêm cách xa 6, 7 km và khi trở về chính anh đã bị lạc đường. Rất hoan nghênh ý thức cao của anh trong việc bảo vệ trẻ em, không để cho các em “cô đơn” bên máy tính. Điều này cho thấy anh không kinh doanh bằng bất cứ giá nào.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đừng ngồi cô đơn trên mạng! tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm việc với Đại sứ quán nước Việt Nam tại Hoa Kỳ

Ngày 20/4 (theo giờ Hoa Kỳ), bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.