Giao thông nhộn nhịp trên bầu trời

Chu Hải
TNTP - Đến nay, máy bay vẫn được xem là phương tiện đi lại thuận tiện và an toàn nhất. Trung bình trên thế giới có hơn 100.000 chuyến bay/ngày và khoảng 36,5 triệu lượt bay/năm.

Lần này, TNTP sẽ cùng các bạn khám phá về những chiếc máy bay và tìm hiểu cách vận hành hệ thống hàng không.

Nguyên lý hoạt động của máy bay

Các máy bay phản lực được trang bị động cơ ở hai cánh. Không khí trộn với nhiên liệu được đốt cháy, sản phẩm khí thoát ra sau đó sẽ tạo ra lực đẩy máy bay tiến về phía trước. Khi chuyển động, máy bay chịu tác dụng của bốn lực theo các hướng khác nhau: lực kéo cản của không khí, lực hấp dẫn, lực đẩy của động cơ và lực nâng.

Khi máy bay chạy trên đường băng, dòng khí bao quanh cánh tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa mặt đất và bề mặt cánh. Kết quả là tạo ra lực nâng máy bay theo hướng từ dưới đất đẩy lên trời. Tốc độ di chuyển càng nhanh, lực đẩy càng lớn; tới khi thắng được trọng lực, máy bay sẽ nâng lên trong không trung.

Ngoài cánh nâng chính, máy bay phản lực còn có cánh đuôi ngang (để tạo lực nâng phần đuôi), cánh tà sau (bộ phận cử động được ở phía sau cánh ngang), cánh liệng (thay đổi lực nâng hai bên cánh), các cánh tà lưng và phanh khí động. Sự điều chỉnh của các cánh và lực đẩy của động cơ giúp máy bay giữ thăng bằng trong không trung; cũng như thực hiện được việc nghiêng cánh, đổi hướng sang trái - phải, bay lên - bay xuống và thay đổi độ cao khi bay bằng.

Mô hình máy bay.

Giao thông trên không

Thi thoảng khi đêm xuống, nhìn lên bầu trời, chúng ta phát hiện ra đốm đỏ, xanh, trắng chầm chậm bay qua. Đây chính là tín hiệu đèn hàng không trên máy bay.

Cabin buồng lái máy bay.

Mặc dù bầu trời vô cùng rộng lớn nhưng các máy bay vẫn có nguy cơ va chạm nhau. Do vậy, phi công phải liên tục chú ý quan sát trước - sau, trái - phải và phía bên trên. Nhằm thuận tiện cho phi công quan sát xung quanh và nắm được đường bay của máy bay khác, khi di chuyển trong đêm, hai đèn ở bên trái, phải và một đèn ở đuôi của máy bay phải được thắp sáng. Ba đèn này có thể sáng liên tục hoặc nhấp nháy.

Sơ đồ đường bay của hàng không châu Âu.

Tuy nhiên, tốc độ của máy bay hiện đại rất lớn, chỉ dựa vào đèn chỉ dẫn thì chưa đủ, nhất là khi thời tiết xấu, có mây và sương mù. Chính vì thế, bộ phận điều khiển của máy bay có một thiết bị chỉ thị tiếp cận máy bay, giúp phi công phát hiện máy bay ở gần mình. Thiết bị này được lắp đèn chỉ thị, đồng thời ra-đa trên máy bay không ngừng phát sóng vô tuyến điện. Khi máy bay khác tới gần, sóng ra-đa phản xạ trở lại, làm đèn chỉ thị sáng lên. Từ các đèn chỉ thị này mà phi công biết được hướng bay và khoảng cách tương đối của máy bay đang tiến đến gần.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giao thông nhộn nhịp trên bầu trời tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.