Hà Nội và những cửa ô

TNTP Chủ Nhật
Cách đây 70 năm, đúng 8 giờ ngày 10/10/1954, các đơn vị bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 5 cửa ô đã tiến vào tiếp quản Thủ đô trong một rừng cờ hoa rực rỡ và hàng vận nhân dân chào đón.

Những cửa ô lịch sử

Trong lời bài hát “Tiến về Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Cao có câu hát: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng năm cánh đào/ Chảy dòng sương sớm long lanh”. Nếu ví Hà Nội như một bông hoa, thì 5 cửa ô chính là những cánh hoa đẹp bung nở, ôm lấy toàn bộ Thủ đô thân yêu.

Ô Chợ Dừa ngày nay đã không còn, thay vào đó là trục đường giao thông lớn
và quan trọng của Thủ đô.
Ô Chợ Dừa ngày nay đã không còn, thay vào đó là trục đường giao thông lớn và quan trọng của Thủ đô.

Kinh thành Thăng Long xưa có nhiều cửa ô. Thật thú vị khi được biết Hà Nội đã từng có tới... 21 cửa ô. Mỗi cửa ô như là một công trình phòng thủ, một biểu tượng của tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước.

Ô Cầu Dền xưa và nay.
Ô Cầu Dền xưa và nay.

Cùng với thời gian và chiến tranh, các cửa ô dần dần biến mất. Hà Nội ngày nay chỉ còn lại tên gọi của 5 cửa ô, đó là: Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa và Ô Quan Chưởng.

Ô Đông Mác nằm ở cuối phố Lò Đúc.
Ô Đông Mác nằm ở cuối phố Lò Đúc.
Ô Cầu Giấy xưa nằm ở vị trí cây cầu bắc qua sông Tô Lịch bây giờ.
Ô Cầu Giấy xưa nằm ở vị trí cây cầu bắc qua sông Tô Lịch bây giờ.

Cửa ô duy nhất còn sót lại

Hình ảnh Ô Quan Chưởng ngày nay.
Hình ảnh Ô Quan Chưởng ngày nay.

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long còn giữ lại được kiến trúc, dáng vẻ xưa cũ. Cửa ô này nằm trên phố Hàng Chiếu (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm). Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm 1749 dưới triều đại nhà Lê. Ban đầu, cửa ô này được gọi là Đông Hà Môn, nhưng sau đó người dân lại gọi đây là Ô Quan Chưởng. Tên gọi này tưởng nhớ công lao của một viên Chưởng cơ và đội quân 100 binh lính do ông chỉ huy đã anh dũng chiến đấu với quân Pháp để bảo vệ thành Hà Nội.

Hình ảnh Ô Quan Chưởng được chụp vào thế kỷ 19.
Hình ảnh Ô Quan Chưởng được chụp vào thế kỷ 19.
Năm 1995, Ô Quan Chưởng
được xếp hạng Di tích lịch sử.
Năm 1995, Ô Quan Chưởng được xếp hạng Di tích lịch sử.

Qua bao biến cố thăng trầm, Ô Quan Chưởng vẫn uy nghiêm vững chãi cùng Hà Nội, trở thành “nhân chứng lịch sử” cho biết bao dấu mốc, biết bao sự kiện quan trọng của Thủ đô và cả nước. Đi từ xa chúng ta có thể thấy đoạn tường và cổng Ô Quan Chưởng rêu phong cổ kính. Hiện nay Ô Quan Chưởng tấp nập hàng quán 2 bên, là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội và những cửa ô tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Công viên địa chất Lạng Sơn được UNESCO công nhận toàn cầu

Sáng 12/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (PAGN- 8) với chủ đề: “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng công viên địa chất”.

Trung Thu ở các nước

Ở Việt Nam, Trung Thu là Tết của trẻ em, là ngày hội mong chờ nhất của các bạn nhỏ. còn ở các nước hay vùng lãnh thổ châu á khác thì sao nhỉ? Hãy cùng xem Trung Thu ở mỗi nước có điểm gì thú vị nhé!