Hành trình "vượt sướng trưởng thành" của Gen Z thành thị: Cần chuẩn bị những gì khi ra riêng?

Lại Ninh
Điều mà nhiều Gen Z ở phố băn khoăn nhất có lẽ chính là: Làm gì để trưởng thành đúng nghĩa?

Xưa nay người ta chỉ nghe đến tinh thần vượt khó hay vượt lên nghịch cảnh, ít ai có thể nghĩ rằng nỗi băn khoăn của nhiều Gen Z ở thành phố chính là "tinh thần vượt sướng". "Có nhà ở Hà Nội rồi mà còn đi thuê nhà riêng? Nhiều người muốn như mày còn chẳng được!". "Mẹ mình bật khóc khi nghe tin mình sẽ ra ở riêng". Đó là hàng loạt phản ứng của các bậc phụ huynh khi nghe tin con mình quyết định ra ngoài thuê trọ.

Hành trình
Ít ai có thể nghĩ rằng nỗi băn khoăn của nhiều Gen Z ở thành phố chính là "tinh thần vượt sướng".

Hiếu, Anh, Linh - những bạn trẻ sinh ra, lớn lên ở phố. Họ có những điều kiện mà dân tỉnh nhìn vào sẽ tặc lưỡi: "Sinh ra ở phố thích thế", "Được bố mẹ nấu cho tối thơm phức, lo lắng từng chút như thế còn muốn thế nào nữa" vân vân và mây mây… Nhưng ở lâu trong sự bao bọc, bạn lại khao khát muốn biết thế nào là tự do định đoạt cuộc sống cá nhân, được quyết định sẽ sống cùng với ai, trang trí nhà cửa như nào. Và có lắm điều vui mừng khi được cho free, nhưng nhận xong rồi bạn mới biết hoá ra mình cần cái khác cơ.

Khi Gen Z ra ở riêng, các bạn cũng mang theo những xáo trộn lo toan không kém với dân tỉnh đi ở trọ. Điều giúp những Gen Z ở phố tìm thấy nhau giữa những tâm sự ở riêng có lẽ là: Tinh thần vượt sướng!

"Đi để trưởng thành"

Cao Mạnh Hiếu (sinh năm 1998, tại Sài Gòn) tâm sự, năm cuối Đại học, Hiếu quyết định chuyển định chuyển nhà từ quận 7 sang quận 4 để bắt đầu cuộc sống tự lập. Cậu bạn luôn mong muốn có trải nghiệm ở xa nhà, đến một nơi không quen biết ai xem bản thân mình sẽ xử lí thế nào nếu có vấn đề phát sinh. Đôi lúc, chàng trai này cũng khó chịu khi phải gặp người thân quá nhiều nên ra ở riêng đôi khi cũng là một cách để giữ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Hành trình
Hiếu quyết định chuyển định chuyển nhà từ quận 7 sang quận 4 để bắt đầu cuộc sống tự lập. 

Hoài Anh (sinh năm 1997, tại Hà Nội) cho biết, việc va chạm nề nếp sinh hoạt trong không gian sống với bố mẹ là lí do khiến Anh ra ở riêng. Cậu bạn sinh ra sau bố mẹ gần 30 năm nên sự khác biệt về cách sống cũng như suy nghĩ là điều không thể tránh khỏi. Hiện Hoài Anh đang thuê nhà cách bố mẹ 9km.

Hành trình
Việc va chạm nề nếp sinh hoạt trong không gian sống với bố mẹ là lí do khiến Anh ra ở riêng. 

Đoàn Quốc Linh (sinh năm 1999, tại Hà Nội) chia sẻ, bản thân cũng đã suy nghĩ đến việc ra ở riêng từ rất lâu. Gia đình Linh có quy định là phải về nhà trước 8h tối, nhưng với một chàng trai trong tuổi vui chơi, năng động, điều này thực sự quá hà khắc. 

Hành trình
Gia đình Linh có quy định, mọi người trong nhà phải về trước 8h tối.

Tự do và cô đơn

Mẹ Hoài Anh bật khóc ngay khi nghe con nói sẽ ra ở riêng. Bố mẹ của An đã phản đối rất mạnh. Dù đã lường trước, nhưng An cũng không ngờ mọi người lại có phản ứng gay gắt đến vậy.

Hành trình
Dù đã lường trước, nhưng An cũng không ngờ mọi người lại có phản ứng gay gắt đến vậy.

Lần đầu tiên trong suốt hai mấy năm, An đề bạt một cuộc nói chuyện nghiêm túc với bố mẹ. Cả nhà đã trao đổi trong 2 tiếng. Cậu đã nói rõ dự định, những yếu tố cá nhân khiến mình muốn ra ở riêng. Có nước mắt và những tổn thương riêng từ cả hai phía, song bố mẹ vẫn chấp nhận và tôn trọng lựa chọn của An. 

Hành trình
Ở riêng - tự lập là một quá trình đấu tranh.

Ở với gia đình thì ngột ngạt, khác biệt thế hệ không thể chia sẻ nhưng khi Gen Z đi ở riêng thì cũng chông chênh không kém: “Tại sao tôi có nhà mà lại phải chịu khổ như thế này?”, “Tháng tới làm gì để có tiền đóng tiền trọ, rồi còn bao nhiêu sinh hoạt phí phải chi ra?”, “Có nên quay về nhà lại không?”

Hiếu tâm sự, sau 3 tháng ra ở riêng bản thân luôn trong trạng thái tủi thân. Ban đầu thì thấy vui vẻ vì được tách khỏi gia đình, được thoải mái đi chơi với bạn bè mà không ai quản. Tuy nhiên, cứ đêm đến là cảm giác cô đơn lại vây quanh. 

Mặc dù đã lên plan cho việc sống riêng khá tỉ mỉ từ việc tiền nong cho đến nhà cửa song chỉ mới 2 tuần thôi Linh đã thấy lo lắng chuyện kinh tế rồi, thậm chí còn stress. Sau này, cậu bạn mới dần ổn định lại.

Thế mới thấy, ở riêng đâu chỉ là tận hưởng những đặc quyền của cuộc sống tự do, mà đây còn là dịp để Gen Z học cách hoạch định tài chính, tổ chức và quản lý mọi thứ liên quan đến nếp sống của mình.

Ở riêng, cần khoảng bao nhiêu tiền?

Hiếu tâm sự, cậu chuẩn bị một plan, 6 tháng đầu sẽ xin ba mẹ tiền nhà và tự lo tiền sinh hoạt phí, 6 tháng tiếp sẽ chỉ xin 50% tiền nhà, và khi ra trường sẽ tự lo hết mọi thứ. May mắn là cậu đã tự lo liệu hết được từ tháng thứ 3. 

Hoài Anh chia sẻ: lần đầu tiên ra ngoài, tiền trong người khoảng 2 triệu mấy 3 triệu. Cậu ở chung với bạn nên khi vào chỉ cần chia tiền phòng. Sau khi đóng tiền nhà thì còn 1 triệu mấy để ăn, nên phải đi làm việc ngay. Lương tháng của Hoài Anh cũng 3-4 triệu nên khá ổn nhưng không có tiền tiết kiệm, chủ yếu là làm tháng nào,  xào tháng đó.

Hành trình
Căn phòng với giá đặt cọc là 15 triệu/ tháng.

Linh thì chả có bao nhiêu tiền ngoài 1 tháng lương của công việc đầu tiên. Lúc đó thuê nhà còn phải đặt cọc hẳn 2 tháng người ta mới cho ở. Linh phải mượn tiền để trang trải.

Như vậy, xoay sở chính là kỹ năng cần thiết nhất của việc sống tự lập chứ không phải "bao nhiêu tiền là đủ". Vì thế, khi bạn thật sự cảm thấy mình cần ra sống riêng thì cứ bước với một plan chắc chắn, tiền bạc có thể kiếm trong những tháng sau đó, quan trọng là bạn đã đủ quyết tâm chưa?!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hành trình "vượt sướng trưởng thành" của Gen Z thành thị: Cần chuẩn bị những gì khi ra riêng? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.