Học Văn với phương pháp tư duy mở giúp học sinh chinh phục chương trình GDPT mới

Ngọc Nguyễn
Kỳ thi THPT Quốc gia 2025 sẽ là năm đầu tiên áp dụng cách ra đề theo chương trình phổ thông mới - một chương trình đòi hỏi học sinh phải đọc - hiểu, đặc biệt là với môn Ngữ Văn.

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Ngữ văn sẽ lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính, xây dựng theo hướng mở và không quy định chi tiết các văn bản cụ thể xuất hiện trong đề thi mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về bộ kĩ năng quan trọng: đọc, viết, nói, nghe. Sự đổi mới mạnh mẽ này gây nên nhiều lo lắng, hoang mang cho học sinh, đặc biệt là các sĩ tử chuẩn bị tham dự kì thi tốt nghiệp THPT QG 2025 với những thay đổi lớn trong cấu trúc, nội dung đề thi.

Các bạn học sinh (2007) tại Hà Nội tham dự tiết học đặc biệt.
Các bạn học sinh 2k7 tại Hà Nội tham dự tiết học đặc biệt.

Mới đây, để mọi người hiểu hơn về cách học này, cô Sương Mai đã tổ chức một tiết học đặc biệt với sự tham gia của hơn 200 học sinh THPT và các bậc phụ huynh dể chia sẻ về xu hướng học Văn với phương pháp tư duy mở được học sinh yêu thích thời gian gần đây. Là một trong những giáo viên trẻ và năng động, cô giáo dạy Văn online Sương Mai cũng là người khởi xướng xu hướng này chia sẻ: “Phương pháp tư duy mở không bắt các bạn phải đưa ra những câu trả lời gò bó, khuôn mẫu mà hãy sử dụng sức mạnh ngôn từ để thể hiện quan điểm của mình. Với người học, mỗi lần khám phá một tác phẩm là một lần trải nghiệm cuộc đời, câu chuyện khác nhau và tìm thấy bản thân mình, từ đó có sự đồng cảm và cảm hứng theo đuổi môn học này”.

Cô giáo Sương Mai
Cô giáo Sương Mai

Nhân dịp lễ Vu Lan, tiết học lấy chủ đề: “Hình tượng người cha trong văn học và nghệ thuật nói chung”. Những tưởng đó là loạt kiến thức rất "khó nhằn" với học sinh, nhưng tiết học lại bắt đầu với một đoạn video trích nhiều hình ảnh người cha trong các bộ phim, clip cuộc sống thường ngày.

Việc liên hệ giữa các tác phẩm được diễn ra dựa trên khắc họa hình ảnh một người cha trong thực tế - người cha không hoàn hảo nhưng sẽ luôn có cách để yêu thương con của riêng mình với những dẫn chứng từ những tác phẩm có trong chương trình học như Chiếc lược ngà, Chiếc thuyền ngoài xa, Lão Hạc đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngoài sách giáo khoa như Những cánh buồm, Cánh đồng bất tận, Mưu cầu hạnh phúc hay Vùng đất câm lặng. Qua đó, khán giả thấy được nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm cha con, cùng với cách dẫn dắt đề tài để học sinh hướng đến câu chuyện của chính mình để mỗi bạn đều thấu hiểu và cảm nhận rõ nét về các nhân vật hơn.

Tại chương trình, ca sĩ Hoàng Dũng đã xuất hiện và chia sẻ về người cha đã mất từ năm 6 tuổi đã khiến khán phòng lắng đọng, cũng là giây phút các bạn học sinh có mặt tại lớp học đặc biệt này suy nghĩ về tình cảm cha con - không chỉ của riêng bạn mà trong tất cả câu chuyện bạn đã nghe, tác phẩm bạn đã đọc. 

Ca sĩ Hoàng Dũng.
Ca sĩ Hoàng Dũng chia sẻ tại chương trình.

Sự xuất hiện của Hoàng Dũng cũng là một phần trong tiết học Văn theo phương thức mở tư duy. Văn chương kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác dễ tiếp cận hơn đã đem đến một nguồn cảm hứng rộng lớn, dồi dào, để bất cứ bạn học sinh nào trong tiết học cũng có thể viết ngay một bài văn trước chủ đề “Hình tượng người cha trong văn học và nghệ thuật".

Trong buổi học trải nghiệm này, team Học Văn Cô Sương Mai còn giới thiệu bộ sách “Đi kiếm mình giữa thế gian rộng lớn", không chỉ là tài liệu văn học tích hợp kỹ năng, kiến thức cho chương trình mới, mà còn là cầu nối đưa độc giả đến gần hơn với văn chương, giúp học sinh thêm tự tin để vững bước trên hành trình “đi kiếm mình” đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng thật thú vị phía trước.

Tiết học Văn mang lại trải nghiệm phương thức mở tư duy và gợi mở cách mọi người chia sẻ cảm xúc của mình

Ai cũng cần bắt đầu từ đâu đó và hình ảnh bạn theo đuổi giấc mơ sẽ là hình ảnh rực rỡ nhất dù bạn có vấp ngã hay thất bại đi chăng nữa. Rất mong các bạn sẽ cho văn học một cơ hội để đồng hành cùng bạn trong hành trình theo đuổi giấc mơ đó, chỉ cần bạn thay đổi cách tiếp cận với văn học thì bạn sẽ nhận thấy văn học là một điều rất tuyệt vời” - cô Sương Mai cho biết.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Học Văn với phương pháp tư duy mở giúp học sinh chinh phục chương trình GDPT mới tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).