Khi động vật “xì hơi”: Loài có loài không, có loài phải xì hơi để sống

hueanh
Nếu như ngựa vằn chỉ xì hơi khi giật mình thì bò lại “kém duyên” hơn hẳn. Ngoài “thả bom” thì nó còn ợ ra bầu không khí khoảng 100-200kg methane mỗi năm. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

Trong một buổi gặp mặt thường niên của toàn bộ các loài động vật trên Trái đất, một câu hỏi khá tế nhị đã được đặt ra: “Trong số tất cả các loài vật ở đây, có loài nào không xì hơi không?”

Câu hỏi này đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi, có loài cho rằng cứ ăn vào là phải “xì” ra, có loài lại khăng khăng từ thời ông bà tổ tiên đến giờ chưa thấy ai trong họ nhà mình “thả bom” cả. Cuối cùng, tất cả đã đến gặp Tiến sĩ động vật học Dany Rabaiotti và nhà Sinh thái học Nick Caruso – đồng tác giả cuốn sách Does It Fart?: The Definitive Field Guide to Animal Flatulence (Nó có xì hơi không nhỉ? Bản hướng dẫn hoàn chỉnh về việc xì hơi của động vật) để tìm lời giải đáp.

Trước tiên phải định nghĩa “xì hơi” theo một cách khoa học, “đơn giản là khí ga đi từ đường đối diện với miệng”. Khái niệm này dễ hiểu và đã bao trùm rất nhiều quá trình xử lý sinh học phức tạp bên trong. Tuy nhiên, cũng có những loài hít không khi và thở ra bằng đường “đối diện với miệng” cũng bị gọi là xì hơi. Tiếp đó, hầu hết động vật có vú đều xì hơi bởi nó là kết quả của việc tiêu hoá. Vi sinh vật trong ruột sẽ phân huỷ thức ăn và sản sinh ra khí ga phụ phẩm như carbon dioxide, methane,... Tuy nhiên, có loài có, có loài không và thậm chí có loài phải cố “thả bom” để sống.

Phương thức “thả bom” ở thế giới động vật vô cùng đa dạng

Một thực đơn giàu chất xơ hay thịt đều khiến động vật xì hơi nhiều hơn bởi quá trình lên men diễn ra mạnh hơn. Chẳng hạn như ngựa vằn, chúng thường bị chê là “kém duyên” vì cả đời ăn cỏ và cứ giật mình là “thả bom”, còn hải cẩu ăn nhiều cá nên cũng xì hơi ra mùi đó. Tuy nhiên, danh hiệu “bốc mùi” này phải thuộc về loài bò bởi ngoài xì hơi thì chúng còn ợ nữa. Và mỗi lần như vậy chúng sẽ thải ra không khí khoảng 100-200kg methane mỗi năm khiến lượng khí này trở thành vấn đề gây nên hiệu ứng nhà kính.

Còn với loài bạch tuộc, thay vì xì hơi thì chúng lại phóng ra một dòng nước mạnh và bắn mình về phía trước. Hiện tượng “nguỵ xì hơi” này diễn ra có lẽ bởi môi trường sống của chúng là dưới nước chăng?

Cũng sống ở đại dương như người bạn bạch tuộc, nhưng cá voi lại kín tiếng hơn vì chúng mới bị loài người quay lại cảnh tượng tế nhị này vài lần.

Rắn san hô sa mạc Sonoran tuy không “thả bom” theo cách chúng ta đang hiểu nhưng vẫn bị xếp vào nhóm động vật có “thả bom”. Nguyên nhân là do trên có thể chúng có các lỗ huyệt giống như hậu môn. Nó có nhiệm vụ hút không khí vào rồi xì ra ngoài và âm thanh đặc trưng này sẽ  giúp xua đuổi kẻ thù.

Vẹt là loài vật không hề xì hơi nhưng chúng lại bắt chước được tiếng xì hơi của con người. Bởi vậy, sau buổi gặp mặt với các loài động vật, vẹt bị trêu là loài vật có thể “xì hơi bằng mồm”.

Có một vài loài khác khiến các nhà khoa học cũng không rõ là có “thả bom” hay không. Kỳ nhông hay lưỡng cư không có vòng cơ hậu môn đủ mạnh tạo ra áp lực nhằm xì hơi nên khí ga sẽ từ từ thoát ra khỏi hậu môn của chúng. Còn dơi thì tiêu hoá thức ăn chỉ vài phút sau khi ăn nên có lẽ thức ăn ngấm quá nhanh nên không kịp “xả”. Các nhà khoa học không biết và chính các loài này cũng chẳng tự “vạch áo cho người xem lưng”.

Không xì hơi sẽ chết

Đó là trường hợp của loài lười. Nếu khi ga bị giữ lại quá lâu thì cơ thể chúng sẽ bị bệnh nặng, thậm chí là... nổ tung.

Việc xì hơi là vấn đề sống còn của cá Pupfish. Chúng sống nhờ tảo trên các dòng sông ở Nam Phi nhưng loại tảo này lại tạo ra nhiều khí ga khiến cá nổi lên mặ nước. Bởi vậy, chúng phải cố xì hơi thật nhanh để lặn xuống nếu không muốn bị con mồi nhìn thấy và ăn thịt.

Lợn biển muốn lặn xuống nước thì phải nổi lên để “xả ga” ra môi trường. Nhà khoa học Caruso còn giải thích thêm rằng, một chú lợn biển bịt áo bón sẽ bơi thò đuôi lên mặt nước do cơ thể đang căng hơi như một quả bóng. Quả là thú vị phải không nào!

Tiếng xì hơi còn là công cụ liên lạc của cá trích, giúp cả đàn bám sát lấy nhau tại những khu vực nước nông hoặc trong trời tối.

Khủng long có xì hơi không?

Đây là câu hỏi mà muôn loài đều thắc mắc bởi chưa một ai được nhìn thấy khủng long. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khủng long không hề xì hơi bằng cách phân tích hậu duệ của chúng, tức là loài chim hiện nay. Tất nhiên, chim không xì hơi bao giờ bởi trong dạ dày của chúng không hề có vi khuẩn để tạo ra khí ga. Tuy nhiên, muôn loài đã phản bác rằng: thời xưa có nhiều loại khủng long, có loại ăn thịt, có loại ăn cỏ thì có khả năng chúng có vi khuẩn trong ruột để tạo khí ga chứ nhỉ?

Kết thúc buổi gặp mặt, muôn loài đã được mở rộng tầm hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Vậy nhưng vẫn còn nhiều điều chúng chưa biết, nhiều chuyện chúng chưa hay. Có lẽ, muôn loài cần thường xuyên giao lưu, gặp gỡ để khai sáng thêm cho mình.

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khi động vật “xì hơi”: Loài có loài không, có loài phải xì hơi để sống tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.

Tưởng vậy mà không phải vậy

Có những điều chúng ta vẫn mặc định từ trước đến giờ về một số loài vật mà không hề biết rằng, đó thực ra chỉ là… những lầm tưởng.

Những khuôn mặt siêu biểu cảm

Không cần thêm một dòng bình luận nào, tự những bức ảnh trên hai trang báo này đã nói lên tất cả. Chúng mình cùng ngắm ảnh và cùng cười thật sảng khoái nha các bạn!