Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách

Minh Hồng
Dù chuẩn bị sẵn thực phẩm ở nhà để hạn chế ra ngoài nhiều lần, bạn cũng chỉ nên mua lượng vừa phải và đúng loại thôi nhé.

Khi Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Nam đang giãn cách xã hội, người dân được yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết nên nhiều người có xu hướng mua đồ tích trữ.

Thực phẩm được các bà các mẹ mua nhiều nhất có lẽ là… mì tôm, đơn giản vì chúng dễ chế biến, bảo quản được lâu và có hương vị hấp dẫn. Nhưng bạn biết đấy, mì tôm ăn thì ngon nhưng lại không hề tốt cho sức khoẻ, nhất là khi chúng ta cần sức đề kháng tốt để chống lại dịch bệnh.

Nếu không phải mì tôm, chúng ta nên mua gì để “tích trữ” trong những ngày giãn cách để vừa dinh dưỡng lại bảo quản được lâu? 

1. Ngũ cốc

Bạn nên mua tinh bột, loại dễ bảo quản và dễ nấu như gạo, mì, khoai tây và khoai lang. Ngoài ra là một ít gạo lứt, yến mạch hay ngô,... cũng rất giàu dinh dưỡng mà lại tích trữ được lâu. Bạn cũng có thể mua bánh mì nướng nguyên cám và để trong tủ đông làm đồ ăn sáng.

Chưa kể, những loại thực phẩm này còn hạn sử dụng rất lâu: ngũ cốc khô có thể sử dụng 1 năm; bột yến mạch khô có thể sử dụng 2 năm. 

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 1

2. Trái cây và rau quả tươi lâu

Hãy mua các loại trái cây và rau quả tươi lâu mà bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh 2 tuần dưới đây:

Trái cây và rau quả rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất phytochemical, giúp tăng cường miễn dịch và duy trì sức khỏe, cải thiện tâm trạng. Trái cây giàu vitamin C giúp chống oxy hóa như cam, quýt, bưởi, chanh, chuối, kiwi, táo, đu đủ giàu chất xơ, cải thiện hệ miễn dịch. Bạn có thể mua thêm chuối và đu đủ chưa chín để giữ được lâu, ăn đan xen với các loại hoa quả khác.

Các loại rau giàu chất phytochemical và chất xơ như: hành tây, bắp cải, cà rốt, bông cải xanh, củ cải đường, bí vì vừa giàu dinh dưỡng, lại để được lâu.

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 2

3. Rau quả đông lạnh

Bạn không thể biết được thời gian ở nhà là bao lâu nên chuẩn bị một số trái cây và rau quả đông lạnh cũng rất cần thiết. Những rau quả đông lạnh này bảo quản được lâu hơn trái cây và rau quả tươi. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng và giữ lại lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao.

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 3

4. Rau quả đóng hộp

Dù rau tươi và rau đông lạnh là lựa chọn hàng đầu, nhưng bạn có thể bổ sung thêm nấm đóng hộp và cà chua đóng hộp trong những ngày ở nhà chống dịch. Cà chua đóng hộp giữ được lâu có thể làm nước xốt cho nhiều món ăn. Hãy chọn những rau quả đóng hộp ít muối hoặc không có muối nhé.

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 4

5. Đậu khô hoặc đóng hộp

Các loại đậu là một nguồn protein thực vật và ít chất béo. Nó cũng rất giàu chất xơ, vitamin B phức hợp và khoáng chất dù ở dạng khô hay đóng hộp. Một số loại đậu như đậu edamame, đậu nành, đậu xanh tươi, đậu gà đóng hộp,... rất thích hợp để ăn cùng cơm, làm sữa đậu nành, làm đồ ăn nhẹ,...

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 5

6. Quả hạch và hạt

Các loại hạt hay quả hạch rất giàu vitamin E, chất xơ, sắt và canxi. Các loại hạt, quả hạch này cũng rất thích hợp để ăn vặt. Bạn có thể ăn chúng cho bữa nhẹ mà không gây tăng cân quá nhiều.

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 6

7. Trứng

Trứng giàu protein, thơm ngon, dễ chế biến, thích hợp để hấp, luộc, chiên, rán,... Ngay những người mới học nấu ăn cũng có thể dễ dàng chế biến, nấu nướng. 

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 7

8. Cá hộp

Thời hạn sử dụng 3 năm. Cá là một nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh. Mua cá tươi có thể khó tích trữ được lâu, bạn có thể mua cá đóng hộp vừa đảm bảo được dinh dưỡng lại có thể bảo quản được lâu. Cố gắng tránh cá rán đóng hộp hoặc cá muối đóng hộp.

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 8

9. Các sản phẩm sữa 

Các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi và protein. Sữa tươi để được lâu vì nhiệt độ tiệt trùng cao, không thêm chất bảo quản, sữa bột cũng là thực phẩm tốt để bảo quản lâu vì khô ráo. Phô mai có khả năng bảo quản trước khi mở rất tốt, sau khi mở ra nhớ chia thành từng gói nhỏ và cho vào ngăn đá tủ lạnh để có thể giữ được độ tươi ngon và bảo quản được lâu hơn.

Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách - Ảnh 9

Dù chuẩn bị sẵn thực phẩm ở nhà để hạn chế ra ngoài nhiều lần, bạn cũng chỉ nên mua lượng vừa phải và đúng loại thôi nhé.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Không phải mì tôm, đây mới là những thực phẩm bạn nên “tích trữ” trong những ngày giãn cách tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.