Khủng long bạo chúa bộ phận nào cũng siêu to khổng lồ nhưng sao hai chi trước lại tí hon đến vậy?

Minh Hồng
Một con vật khổng lồ có thể dài tới hơn 12m nhưng chi trước lại không dài bằng chiều cao của một người trưởng thành.

Những chú khủng long siêu to khổng lồ rất quen thuộc với chúng mình rồi. Nổi tiếng là loài vật có ngoại hình to lớn cực ngầu nhưng bạn có để ý rằng khủng long có hai chi trước khá “mi nhon” so với thân hình ngoại cỡ ấy không?

Nếu đôi tay đó bị liệt, hoặc bị tiêu biến, chúng ta có thể kết luận một cách đơn giản rằng nó là một cơ quan thừa và không có tác dụng. Nhưng câu chuyện không chỉ đơn giản như vậy.

Khủng long bạo chúa bộ phận nào cũng siêu to khổng lồ nhưng sao hai chi trước lại tí hon đến vậy? - Ảnh 1

Đã có một vài nghiên cứu dựa trên vết hằn của cơ lên xương chi trước. Họ xác định mỗi bên bắp của chi trước của khủng long bạo chúa có thể nâng một vật nặng đến 100kg. Nhưng liệu thực tế “đôi tay” của chúng có thực sự hiệu dụng như vậy?

Thomas R. Holtz, một nhà cổ sinh vật học có xương sống tại Đại học Maryland, nói rằng một số người có xu hướng đánh giá quá cao sức lực chi trước của khủng long bạo chúa. Ông nói: "Chắc chắn, nếu con người có thể nâng được cân nặng như vậy thì chỉ có siêu nhân. Tuy nhiên, cân nặng có thể nâng đó chỉ khoảng 1,25% tổng trọng lượng cơ thể của loài khủng long này, khoảng 8 tấn (8.000 kg). Đúng là cánh tay này khỏe hơn tay nguời rất rất nhiều, nhưng quả thực vẫn rất yếu so với loài vật khổng lồ này.”

Cuối cùng, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận được xem đôi tay bé nhỏ đó có thực sự vô dụng hay không. Và một số nhà khoa học khác lại nghĩ rằng đôi tay có kích cỡ nhỏ bé dị thường đó lại có vai trò lớn trong hoạt động săn bắt của loài khủng long bạo chúa này.

Khủng long bạo chúa bộ phận nào cũng siêu to khổng lồ nhưng sao hai chi trước lại tí hon đến vậy? - Ảnh 2

Năm 2008, Thomas R. Holtz và đồng nghiệp Christine Lipkin đã gắn hoàn chỉnh 5 chiếc xương đòn của khủng long bạo chúa. Chiếc xương đòn nằm giữa các xương bả vai này có hình dạng giống 1 cái boomerang khổng lồ. 

Ở những loài chim thời nay, chiếc xương này có tác dụng như một cái lò xo giúp chúng vẫy cánh nhịp nhàng. Đương nhiên, khủng long bạo chúa không thể bay. 

Không chỉ vậy, Carpenter và Lipkin phát hiện ra 3 trong 5 cái xương này có dấu hiệu bị chấn thương, bao gồm các vết thương do chịu lực lớn nhưng đã lành lại trong suốt quá trình sống của khủng long. Một chiếc xương có vết hằn, giống như biểu hiện của đứt dây chằng cơ.

Khủng long bạo chúa bộ phận nào cũng siêu to khổng lồ nhưng sao hai chi trước lại tí hon đến vậy? - Ảnh 3

Điều này có nghĩa là gì? Theo Carpenter, cánh tay phải chịu sức căng rất lớn nên nó rất yếu và không ổn định. Theo ông và cộng sự, con khủng long bạo chúa này có thể đã sử dụng một lực vô cùng lớn lên cánh tay. 

Giả thuyết mà ông đưa ra là nó đã sử dụng cánh tay đó để giữ con mồi lớn và khoẻ. Một nạn nhân có kích thước lớn hoàn toàn có thể gây gãy xương đòn hoặc ít nhất làm đứt một vài cơ chi trước của loài ăn thịt này.

Nhưng, theo Holtz, toàn bộ giả thuyết về con mồi trở nên phức tạp hơn vì họ phát hiện ra rằng khủng long bạo chúa tuổi đang trưởng thành dường như có chi trước tương đối dài hơn so với những con trưởng thành.

Vẫn còn nhiều giả thuyết khác về chức năng của chi trước của loài khủng long này hoàn toàn không liên quan đến việc săn mồi. Có lập trường cho rằng chúng liên quan đến giấc ngủ của khủng long bạo chúa. Họ cho rằng chúng dùng đôi cánh tay bé nhỏ ấy để đỡ thân thể mình lên sau khi ngủ dậy. 

Khủng long bạo chúa bộ phận nào cũng siêu to khổng lồ nhưng sao hai chi trước lại tí hon đến vậy? - Ảnh 4

Nhìn chung, các nhà khảo cổ đều thừa nhận rằng không đủ bằng chứng tại thời điểm hiện tại để khẳng định một cách thuyết phục bất kỳ giả thuyết nào. Đó cũng chính là tính chất của chuyên ngành khảo cổ sinh vật học.

Chọn lọc tự nhiên đã ưu ái cánh tay bé nhỏ này trong suốt nhiều thế hệ khủng long bạo chúa. Lý do tại sao, đó vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ mà chúng ta chưa thể biết chắc chắn.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.