Koshari – Món ăn khởi nguồn của nền văn hoá ăn chay

Huệ Anh
Kushari được coi là món ăn dân tộc của Ai Cập và cũng là món ăn khởi nguồn của nền văn hoá ăn chay. Nó bao gồm mì ống, gạo, đậu lăng, hành tây caramel, tỏi và đậu chickpeas.

Trong hơn 100 năm qua, Koshari đã trở thành món ăn trưa phổ biến nhất trong hầu hết các quán ăn bình dân tới nhà hàng cao cấp ở đất nước Kim tự tháp. Nhưng điều thú vị chính là nguồn gốc của Kushari: Chúng không bắt nguồn từ Ai Cập mà là món ăn du nhập từ Anh.

Ngược dòng lịch sử, quân đội Anh đã mang Koshari đến nước này vào thế kỷ 19. Họ đã sử dụng mì ống nhập khẩu từ Ý, cà chua đến từ Châu Mỹ Latinh và gạo từ châu Á rồi trộn chúng với nhau. Koshari đã ra đời từ ý tưởng của Anh trên mảnh đất Ai Cập và khởi nguồn cho văn hoá ăn chay.

Ngày nay, Koshari được biến tấu thêm các nguyên liệu khác như cơm, đậu lăng, đậu xanh, caramel hành và nước sốt cà chua tỏi. Theo lời của người dân, Koshari là cách để các gia đình tận dụng đồ ăn thừa. Bên cạnh đó, đây còn là món ăn chứa nhiều dưỡng chất và đặc biệt có tác dụng rất tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn và sâu hơn.

Món ăn này có cách chế biến khá giống với cơm trộn Hàn Quốc. Để có một phần ăn no nê, bạn chỉ cần làm chín các nguyên liệu và trộn đều lên mà thôi. Chỉ cần 1 USD, bạn đã được thưởng thức một suất Koshari cỡ vừa và có hương vị hấp dẫn.

Chuẩn bị nguyên liệu

Làm hành chiên

- 1 củ hành tây to, thái thành các khoanh tròn mỏng

- Muối

- 1/3 cup bột mì

- 1/2 cup dầu ăn

Làm sốt cà chua

- Dầu ăn

- 1 củ hành bào nhỏ

- 4 tép tỏi băm nhỏ

- 1 muỗi rau mùi băm nhỏ

- 1/2 - 1 muỗng cà phê hạt tiêu đỏ nghiền nhỏ

- 1 thìa sốt cà chua

- Muối và hạt tiêu

- 1-2 muỗng canh giấm trắng chưng cất

Làm nguyên liệu chính

- 1,5 chén đậu lăng, rửa sạch

- 1,5 chén gạo, vo sạch và ngâm trong nước 15 phút, để ráo nước

- 1/2 muỗng cà phê muối và hạt tiêu

- 1/2 muỗng cà phê ngò

- 2 chén mì ống

- Dầu ăn

- Nước

- 1,15 oz đậu xanh, rửa sạch, ráo nước và hâm nóng

Cách làm Koshari

Làm hành tây chiên giòn

- Rắc muối vào hành tây, phủ bột rồi lắc hết bột thừa.

- Đun nóng dầu ăn rồi chiên giòn hành đến khi chuyển sang màu caramel.

Làm sốt cà chua

- Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn, thêm hành tây bào và đun đến khi có màu vàng sậm (không ngả sang nâu).

- Thêm tỏi, rau mùi, hạt tiêu đỏ và xào đến khi thơm (khoảng 30 – 45 giây).

- Cho muối vào nước sốt cà chua và đun sôi khoảng 15 phút.

- Khuấy giấm trắng và chuyển sang lửa nhỏ. Giữ ấm đến khi ăn.

Làm Koshari

- Nấu đậu lăng với 4 chén nước. Đun đến khi đậu mềm. Xả nước làm nguội đậu cùng một ít muối (không nấu chín hoàn toàn).

- Nấu cơm và ủ nóng

- Nấu mì ống với một chút muối và ít dầu ăn.

- Trộn toàn bộ nguyên liệu với nhau để có một món ăn hoàn chỉnh.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Koshari – Món ăn khởi nguồn của nền văn hoá ăn chay tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Cửa Bắc - Cổng thành in ký ức

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang dấu ấn lịch sử vừa sở hữu vẻ đẹp cổ kính để khám phá thì Cửa Bắc ở Hà Nội chính là một lựa chọn không thể bỏ qua đâu nhé!

Sân chơi vui mê tơi

Nếu bạn từng mơ ước một lần được hóa thân thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt, vung roi thần trừ giặc thì sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Hè này đấy!

Khám phá Thảo Cầm Viên

Nằm giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên là một khu vui chơi với nhiều trò chơi thú vị, đồng thời cũng là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Tớ mong được khám phá nơi này từ lâu lắm rồi, vì thế nhân dịp nhóc em họ từ quê ra chơi, tớ liền xin mẹ cho đi Thảo Cầm Viên và thật sung sướng vì mẹ đã gật đầu cái rụp.

"Hóa thạch sống" của Trái Đất

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "hóa thạch sống" vào năm 1859. Đây là thuật ngữ chỉ những loài gần như không tiến hóa trong hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm và có vẻ ngoài giống hệt tổ tiên của chúng.