Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?

Thu Trà
Uống nước dừa giải khát suốt bao năm tháng, tuy nhiên không phải ai cũng biết vì sao phần nước này lại có thể hình thành bên trong quả dừa dày cùi và kín như vậy.

Bạn có thích uống nước dừa không? Nước dừa là thức uống tuyệt vời từ thiên nhiên, không chất bảo quản, không chất tạo hương vị, tạo màu. Quả dừa nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại sữa nữa đấy! Không những vậy nước dừa còn có công dụng giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, giảm tình trạng mất nước, trị được bệnh tiểu đường, trị được bệnh rụng tóc…

Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 1
Nước dừa rất tốt cho sức khỏe.

Vậy bạn đã bao giờ từ hỏi, nước trong quả dừa là từ đâu mà có? Liệu có phải do cây dừa gần biển nên nước trong biển chui vào quả dừa? Nếu vậy tại sao quả dừa lại không có vị mặn? Hay cho con người nhét nước vào quả dừa? Thật ra đều không phải đâu, đừng tự đặt ra câu hỏi ngốc nghếch như mình nhé!

Thực ra, rễ cây dừa hút nước từ đất nhờ quá trình thẩm thấu, nguồn nước này được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây dừa, lượng nhỏ trong đó đi đến quả dừa. 

Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 7
Rễ cây dừa hút nước từ đất.

Chất lỏng được vận chuyển đến quả dừa được gọi là nội nhũ. Nội nhũ này là thức ăn và cũng là chất dinh dưỡng cho quả dừa.

Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 4
Nội nhũ là chất dinh dưỡng được rễ cây vận đưa tới phần quả dừa.

Dần dần phần nội nhũ chuyển sang trạng thái mô kem, chúng lắng đọng trên bề mặt bên trong quả dừa.

Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 6
Nội nhũ chuyển sang trạng thái mô kem.

Qua một thời gian, lớp mô kem này cứng lại, phần nội nhũ còn lại tạo thành nước. Đây là cách nước hình thành bên trong một quả dừa.

Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 5
Phần nội nhũ còn lại...
Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 3
...tạo thành nước trong quả dừa. 

Nếu bạn để ý, khi bạn mua một trái đu đủ về, bổ ra xem hạt đu đủ cũng có một lớp màng bong bóng bao xung quanh, chứa nước bên trong và có hạt màu đen. Vậy là hạt đu đủ cũng có nước nhưng vì lượng nước nó quá ít nên chúng ta không để ý và cũng chẳng có ai gọi nó là nước đu đủ. Nếu rảnh các bạn có thể gom nhiều hạt đu đủ chúng ta cũng có lượng nước khá ổn đó.

Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi?  - Ảnh 8
hạt đu đủ cũng có nước nhưng vì lượng nước nó quá ít nên chúng ta không để ý và cũng chẳng có ai gọi nó là nước đu đủ.

Mặt khác thì ở các loài thực vật có hạt và quả, hạt khi muốn nảy mầm trong đất thì đầu tiên phải có nước, nước này được cung cấp từ trong đất, sự trương lên của hạt là dấu hiệu cho sự bắt đầu nảy màm của hạt. Bản thân hạt đã có chứa một lượng dinh dưỡng nhất định giúp hạt nảy mầm trong giai đoạn đầu tiên khi chưa có rễ. Còn với quả dừa nó được nảy mầm từ cái mắt lớn nhất trong ba cái mắt của nó. Do quả dừa được bọc một lớp khá dày, nó không thể hút được nước rồi trương lên như các hạt thông thường được. Nước của quả dừa là nguồn nước duy nhất trong giai đoạn đầu nảy mầm của chúng. Vì vậy bản thân chúng phải có lượng nước dinh dưỡng dự trữ trong quả dừa mà chúng ta hay gọi là 'nước dừa'

Vậy chúng ta đã giải thích xong tại sao quả dừa lại có nước?

Ảnh minh họa: AumSum.com

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Là quả thì phải có cùi và hạt chứ sao bên trong lại toàn nước vậy Dừa ơi? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.