Làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà hay sơ cứu thế nào khi có người đột quỵ? Cách xử lý hữu dụng trong những tình huống nguy hiểm

Minh Hồng
Trang bị cho mình kiến thức về một số tình huống hiểm nghèo trong cuộc sống sẽ giúp bạn bảo vệ mình và mọi người xung quanh.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bình yên, đôi khi nó xảy ra một số tình huống khiến chúng mình phải phản ứng thật nhanh nếu không sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khi ấy, bạn cần có kiến thức và kỹ năng để ứng phó, nhằm tăng khả năng thoát khỏi hiểm cảnh của bạn.

Dù không xảy ra thường xuyên, nhưng ai mà lường trước được liệu một ngày bạn có rơi vào tình cảnh như vậy hay không?

Dưới đây là một số bí kíp sinh tồn giúp bạn “sống sót” qua tình huống hiểm nghèo:

1. Khi bị trộm đột nhập vào nhà

Làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà hay sơ cứu thế nào khi có người đột quỵ? Cách xử lý hữu dụng trong những tình huống nguy hiểm - Ảnh 1

Tình trạng trộm cắp hiện nay đang diễn biến khá phức tạp. Trong trường hợp nhà bạn có trộm đột nhập, nếu nhận thấy chủ nhà, chúng sẽ nhanh chóng tháo chạy. Lúc này, đứng tỏ vẻ “anh hùng rơm” mà đuổi theo chúng, vì những tên trộm hầu hết đều rất manh động và có vũ khí, chúng sẽ làm mọi thứ để tháo chạy, kể cả tấn công bạn.

Trong trường hợp bạn thấy có tiếng động lạ trong nhà, đừng vội vã đứng dậy tìm hiểu xem âm thanh đó đến từ đâu. Thay vào đó hãy bình tĩnh nghe ngóng, xem liệu có đúng là kẻ trộm đột nhập hay không. Nếu xác định được chính xác, hãy tìm quanh và xác định phương án bỏ chạy.

Trong trường hợp không có nơi để chạy thoát, hãy tìm một nơi an toàn để ẩn nấp, sau đó gọi cho bố mẹ hoặc cảnh sát ngay lập tức. Hãy giữ yên lặng tuyệt đối, và làm theo chỉ dẫn của người lớn. Và nếu có thể nhìn thấy kẻ xâm nhập, hãy cố gắng ghi nhớ mọi thứ có thể - hình dáng, chiều cao, giới tính, quần áo... tất cả đều sẽ là thông tin giúp cảnh sát tìm ra chúng sau này.

2. Nếu bị cướp xe

Làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà hay sơ cứu thế nào khi có người đột quỵ? Cách xử lý hữu dụng trong những tình huống nguy hiểm - Ảnh 2

Để tránh bị cướp, bạn không nên để xe ở những nơi có ánh sáng kém, vắng vẻ, không có người trông coi. Ngoài ra, hãy khoá xe cẩn thận nếu bắt buộc phải để ở đó.

Và trong trường hợp bạn gặp tên cướp, không có cách nào khác, hãy rời khỏi xe, đừng chống trả, sau đó gọi cho người lớn và công an tới giải quyết sự việc. Xét cho cùng, an toàn của bạn vẫn là quan trọng nhất.

3. Xử lý khi có người bị đột quỵ

Làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà hay sơ cứu thế nào khi có người đột quỵ? Cách xử lý hữu dụng trong những tình huống nguy hiểm - Ảnh 3

Cứu 1 người bằng việc xây 7 toà tháp mà, khi ai đó gặp nguy hiểm đến tính mạng, bạn cần nhanh chóng hành động.

Đầu tiên, đừng cố gắng đặt nạn nhân nằm xuống, hoặc kiểm soát chuyển động của họ. Cũng không được cho họ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, vì có thể gây sặc hoặc làm tổn thương răng miệng. Và cũng đừng hô hấp nhân tạo cho họ, vì khả năng hô hấp sẽ sớm trở lại bình thường thôi.

Thay vào đó, hãy giải tán đám đông vây quanh để làm thông thoáng không gian. Đặt nạn nhân nằm nghiêng để thở dễ hơn, đồng thời đảm bảo nền đất không có thứ gì gây tổn thương cho họ. Nếu nạn nhân đeo kính, hãy nhẹ nhàng gỡ ra. Đặt dưới đầu họ một chiếc áo hoặc bất kỳ thứ gì mềm mại, êm ái để tránh làm tổn thương đầu. Và trong lúc đó, hãy nhớ gọi cấp cứu nhé.

4. Rơi vào vùng nước ngập hoặc vùng lũ

Làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà hay sơ cứu thế nào khi có người đột quỵ? Cách xử lý hữu dụng trong những tình huống nguy hiểm - Ảnh 5

Tình trạng này khá phổ biến ở nước ta trong mùa hè dù ở thành phố lớn hay vùng trũng.

Nếu bạn đi vào vùng nước ngập, đừng cố gắng di chuyển một cách bất cẩn, đặc biệt là nếu mực nước cao trên mắt cá chân. Dòng nước có thể chảy rất xiết và cuốn bạn đi nơi khác. Và nếu thấy dây điện rơi xuống thì đừng dại mà chạm vào bằng tay trần.

Thay vào đó, hãy sử dụng một chiếc gậy hoặc que dài để dò đường trước, cảm nhận được nền đất đủ cứng để tiếp tục bước đi. Nếu nước ngập trong nhà, hãy lập tức ngắt toàn bộ nguồn điện.

5. Khi núi lửa phun trào

Làm gì khi bị trộm đột nhập vào nhà hay sơ cứu thế nào khi có người đột quỵ? Cách xử lý hữu dụng trong những tình huống nguy hiểm - Ảnh 4

Núi lửa phun là hiện tượng khá hiếm gặp ở nước ta nhưng khá phổ biến ở Philippines hay Hawaii. Ngắm núi lửa phun trào thì đẹp đấy, nhưng tro bụi núi lửa sẽ gây tổn hại lớn đến phổi của bạn nếu hít phải.

Trong trường hợp bạn đang ở bên ngoài, hãy tránh những nơi ở vị trí quá thấp và thông thoáng, bởi tro bụi và dung nham sẽ tiếp cận bạn dễ dàng hơn. Còn nếu đang ở trong nhà, hãy đóng chặt cửa sổ, thay trang phục quần và áo dài tay. Đeo thêm khẩu trang và kính phòng hộ để đảm bảo an toàn tối đa. Và sau khi đợt phun trào kết thúc, hãy lên mái nhà để dọn sạch tro, vì lượng tro này nếu tích tụ quá nhiều có thể mang theo sức nặng phá sập nhà bạn đấy.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.